Hồ tiêu Việt Nam cần nguồn giống chất lượng để phát triển lại vùng trồng


(CHG) Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2 tháng 9 Đắk Lắk  nhận định, khó khăn của ngành hồ tiêu nội địa hiện nay là không tìm được đơn vị cung cấp giống tuy tín và chất lượng.

Hôm nay 9/8, giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm đều duy trì ổn định. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.500 đồng/kg, Bình Phước 73.500 đồng/kg, Đồng Nai 71.000 đồng/kg, Gia Lai 73.000 đồng/kg, Bà Rịa Vũng Tàu 74.500 đồng/kg.

Hồ tiêu Việt Nam cần nguồn giống chất lượng để phát triển lại vùng trồng

Hồ tiêu Việt Nam cần nguồn giống chất lượng để phát triển lại vùng trồng

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích hồ tiêu Việt Nam năm 2020 đạt 130.838ha. Tuy nhiên, diện tích này giảm dần trong năm 2021 và 2022. Ước tính sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2022 đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với 2021.

Nguyên nhân của vấn đề này là do giống tiêu được trồng chỉ khoảng 2 - 3 năm nay bị chết nhiều. Tại cuộc họp cuối tháng 7/2022 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2 tháng 9 Đắk Lắk – ông Lê Đức Huy nhận định, khó khăn của ngành hồ tiêu nội địa hiện nay là không tìm được đơn vị cung cấp giống tuy tín và chất lượng.

Về vấn đề này, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết sẽ có báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khả năng phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng 1 trung tâm giống với sự hỗ trợ tài chính của Bộ cùng đóng góp của doanh nghiệp, dự kiến trung tâm giống sẽ đặt tại Đắk Nông.

Một tín hiệu tích cực cho ngành xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam là theo số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong 6 tháng đầu năm nay đạt 4.713 tấn, tăng mạnh 34% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, 90% lượng hồ tiêu được nhập khẩu từ Việt Nam với 4.206 tấn, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện, ngành hồ tiêu Việt Nam chiếm vị trí cung cấp số một và quan trọng tại thị trường Hàn Quốc. Triển vọng xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Hàn Quốc khả quan do nhu cầu tiêu thụ của thị trường này tương đối ổn định trong thời gian tới.

Còn lại: 1000 ký tự
Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới: Nhìn từ thực tiễn tỉnh Thái Bình

CHG - Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời là sự đột phá cho phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu của hợp tác xã. Sau 10 năm, mô hình hợp tác xã kiểu mới ngày càng được nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho một bộ phận không nhỏ người dân. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 và mô hình hợp tác xã kiểu mới cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cần sớm được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới

Xem chi tiết
Thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

Bài nghiên cứu khoa học "Thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam" do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất) thực hiện.

Xem chi tiết
Nhân sự quản trị doanh nghiệp nhà nước theo quy tắc quản trị doanh nghiệp của OECD: Kinh nghiệm các nước và hàm ý đối với Việt Nam

​CHG - Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một loại hình doanh nghiệp mà vốn hoàn toàn hoặc chủ yếu do nhà nước nắm giữ, do đó quản trị hiệu quả trong các DNNN là vấn đề quan trọng để khu vực này thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước. Để làm được điều này, cần xem xét đến những đặc điểm riêng của quản trị các DNNN, trong đó nhân sự quản trị là một trong những yếu tố quan trọng.

Xem chi tiết
Sóc Trăng phát huy truyền thống hào hùng, khơi dậy các tiềm năng phát triển, tạo động lực tăng trưởng mới, bứt phá vươn lên mạnh mẽ sau 30 năm tái lập tỉnh

CHG - Từ một tỉnh còn nhiều khó khăn khi được tái lập, song với những quyết sách đột phá, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Sóc Trăng đã và đang có sự bứt phá vươn lên mạnh mẽ, tạo thế và lực mới, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Một số vấn đề cần hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội

Bài báo nghiên cứu "Một số vấn đề cần hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội" do ThS. Hoàng Thị Huyền Trang (Khoa Luật hình sự, Đại học Luật, Đại học Huế) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3