Hoàn tất sửa đổi cơ chế quản lý, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trước 31/3


(CHG) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu phải hoàn tất việc sửa, bổ sung Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 31/3.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang quán triệt yêu cầu phải hoàn tất việc sửa, bổ sung Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trước ngày 31/3 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng quán triệt yêu cầu trên trong phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) diễn ra sáng 24/2. Phiên họp được kết nối trực tuyến với các địa phương trên cả nước.

Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 27 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2023 nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống quy định khung, văn bản quản lý, điều hành, giúp các địa phương có đầy đủ căn cứ tổ chức triển khai thuận lợi các chương trình này.

Các nhiệm vụ trọng tâm khác phải hoàn thiện trong quý I bao gồm việc hoàn tất ban hành các văn bản hướng dẫn còn nợ; sửa đổi, bổ sung những nội dung còn xung đột, chồng chéo trong các văn bản hướng dẫn đã ban hành.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn và sửa đổi, bổ sung Nghị định 27 phải được thực hiện trên nguyên tắc "tháo gỡ tối đa" những nút thắt, điểm nghẽn cho các địa phương; theo hướng phân cấp tối đa cho các địa phương chủ động, linh hoạt; nội dung văn bản phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Theo phản ảnh từ các địa phương, hiện có 339 kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thuộc 5 lĩnh vực chủ yếu. Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg phân công 18 bộ, cơ quan liên quan xử lý những kiến nghị này.

Cụ thể, nhóm thứ nhất gồm 159 kiến nghị liên quan đến các văn bản đã ban hành, Phó Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hoàn thành việc trả lời các địa phương trước ngày 1/3/2023.

Nhóm thứ hai gồm 93 kiến nghị về việc đã có văn bản hướng dẫn nhưng nội dung chưa rõ hoặc còn xung, chồng chéo, các bộ, ngành nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương hoặc sửa đổi văn bản bản hướng dẫn, hoàn thành trước 15/3/2023.

Nhóm thứ ba gồm 47 kiến nghị kiến nghị đã có văn bản hướng dẫn nhưng nội dung hướng dẫn chưa đúng hoặc còn chồng chéo với các văn bản khác (gồm 03 công văn và 02 thông tư), Phó Thủ tướng giao các bộ, ngành nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương, thời hạn hoàn thành trước 31/3/2023.

Nhóm thứ tư gồm 33 kiến nghị liên quan đến Nghị định 27, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nghiên cứu, sửa đổi theo quy trình rút gọn, gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 23/3.

Nhóm thứ năm gồm 7 kiến nghị, Phó Thủ tướng giao các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Với các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn được giao theo thẩm quyền; tăng cường phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc cụ thể - Ảnh: VGP/Hải Minh

Với các địa phương, Phó Thủ tướng cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ít nhất 5 lần lưu ý phải hạn chế tối đa đầu tư dàn trải, phân tán, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư, tốn thời gian thực hiện quy trình thủ tục, thậm chí gây rủi ro về công tác cán bộ.

Các địa phương tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn được giao theo thẩm quyền; tăng cường phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc cụ thể; rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng khi giao cho cấp xã làm chủ đầu tư, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng mong muốn Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục giám sát, phản ánh tâm tư, nguyện vọng và đề xuất từ cơ sở, qua đó giúp cho việc tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình, đáp ứng được sự mong đợi và kỳ vọng của nhân dân./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/hoan-tat-sua-doi-co-che-quan-ly-thuc-hien-cac-chuong-trinh-mtqg-truoc-31-3-102230224132444239.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3