Tháo gỡ vướng mắc cho các tỉnh trung du, miền núi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia


(CHG) Chiều 13/2, tại Trụ sở UBND tỉnh Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc về kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc về kết quả thực hiện 3 chương trình MTQG và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Hải Minh

Tham dự hội nghị có lãnh đạo, đại diện các Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo, đại diện các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, LĐTB&XH, TT&TT, Xây dựng, VHTT&DL, Y tế, GD&ĐT.

Vùng trung du và miền núi phía bắc gồm 14 tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang.

Đây là hội nghị thứ hai do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 - chủ trì với các vùng trên cả nước nhằm rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Vùng trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn còn nhiều khó khăn, địa hình đồi núi chia cắt phức tạp, có ý nghĩa quan trọng về địa chính trị, quốc phòng, an ninh với diện tích rộng lớn, chiếm gần 1/3 diện tích cả nước nhưng chỉ có khoảng 14,7 triệu người sinh sống, chiếm tỉ lệ 15,2% dân số cả nước, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số.

Đời sống nhân dân tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo bình quân năm 2022 của vùng là 17,4%, cao hơn tỉ lệ bình quân của cả nước là 5,2%; tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới bình quân của vùng năm 2022 đạt khoảng 43,6%, so với bình quân chung của cả nước là khoảng 72%; thu ngân sách còn hạn chế, cần hỗ trợ nhiều từ ngân sách Trung ương.

Trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao và 14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc đã hoàn thành phân bổ tổng vốn đầu tư phát triển là 44.185,172 tỷ đồng, chiếm 44,18% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước.

Năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng là 15.444,801 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022), chiếm 45,36% tổng nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho toàn quốc, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 11.284,974 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 4.159,827 tỷ đồng.

Về vốn địa phương, 13/14 tỉnh trong vùng (trừ Hòa Bình) đã bố trí 2.084,604 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để thực hiện 3 chương trình.

Năm 2023, tổng vốn ngân sách Trung ương giao cho các địa phương trong vùng là 10.874,152 tỷ đồng. Đến ngày 31/1, có 13/14 tỉnh đã hoàn thành việc phân bổ vốn, còn Tuyên Quang đang khẩn trương hoàn thành thủ tục, dự kiến giao hết vốn trong tháng 2.

Về kết quả giải ngân vốn ngân sách Trung ương, tính đến ngày 31/12/2022, các tỉnh trong vùng giải ngân đạt trên 40,54%, cao hơn so mức với bình quân chung của cả nước (37,73%), và của 5 tỉnh Tây Nguyên (34,77%)./

Nguồn: https://baochinhphu.vn/thao-go-vuong-mac-cho-cac-tinh-trung-du-mien-nui-thuc-hien-cac-chuong-trinh-mtqg-102230213144617637.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3