Hoàn thiện Hồ sơ đề cử “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà” ghi danh Di sản thế giới


(CHG) Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 4877/VPCP-KGVX ngày 3/7/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về khuyến nghị của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đối với Hồ sơ "Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà" đề nghị UNESCO ghi danh Di sản thế giới.

Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 2306/BVHTTDL-DSVH ngày 12/6/2023 về các khuyến nghị của IUCN đối với Hồ sơ đề cử "Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà" đề nghị UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hải Phòng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh khẩn trương nghiên cứu các khuyến nghị của IUCN để rà soát, cập nhật hồ sơ đề cử di sản và có báo cáo giải trình phù hợp; gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp.

Hoàn thiện hồ sơ đề cử "Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà" ghi vào Danh mục Di sản thế giới

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn UBND thành phố Hải Phòng và UBND tỉnh Quảng Ninh hoàn thiện các báo cáo giải trình và bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề cử theo quy định; kịp thời gửi tới IUCN bảo đảm không ảnh hưởng tới kế hoạch, tiến độ xem xét, đánh giá của Ủy ban Di sản thế giới.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương có di sản thế giới trong việc đề xuất, lập, thẩm định các dự án trong khu vực di sản thời gian tới, bảo đảm tránh nguy cơ ảnh hưởng tới giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được UNESCO ghi danh, đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Hướng dẫn thực hiện Công ước 1972.

Quần đảo Cát Bà đã được xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Vịnh Hạ Long đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 vào năm 2020.
Việc đề cử quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới nhằm gìn giữ, bảo tồn, duy trì giá trị đặc hữu về đa dạng sinh học cho các thế hệ mai sau, đồng thời giúp chúng ta nhận thức rõ Quần đảo Cát Bà là quà tặng vô giá của thiên nhiên cho con người, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.
Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản thế giới cũng đồng thời được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cát Bà, quảng bá và nâng cao hình ảnh, vị thế đất nước, thu hút các lĩnh vực đầu tư kinh tế sinh thái.
 

Còn lại: 1000 ký tự
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế do ThS. Trần Thảo Vy (Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3