Kiên cường Việt Nam


Nếu chỉ gói gọn tâm thế cùng bản lĩnh của VN cho tăng trưởng kinh tế trong 1 năm với bối cảnh dị thường như năm 2023 bằng một từ thì đó chính là từ kiên cường.

Nếu chỉ gói gọn tâm thế cùng bản lĩnh của Việt Nam cho tăng trưởng kinh tế trong một năm với bối cảnh dị thường như năm 2023 bằng một từ khóa thì đó chính là từ “kiên cường”. Một tâm thế kiên cường trước những khó khăn không được trù liệu trong các kịch bản của tình hình thế giới.

Kiên cường Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Tháng 4/2023, một báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về kinh tế và thương mại xếp Việt Nam vào trong số các nhóm nước mà định chế này gọi là “phương Đông” đi kèm các nhận định rằng, thương mại và đầu tư của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm, rằng Việt Nam có thể phải đi theo “luật chơi” của các nước khác.

Nhưng có vẻ như các nhận định của IMF ở đây không phản ánh đúng thực tế. Những tháng cuối năm 2023, lần đầu tiên chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Việt Nam đã tiếp đón lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện các chuyến thăm cấp Nhà nước.

Đây là các chuyến thăm góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ song phương của Việt Nam, và Việt Nam thực sự không chỉ trở thành một nơi bắc cầu cho những lộ trình hợp tác mới mà còn tạo thêm những xung lực cho tăng trưởng thương mại, đầu tư.

Trở thành một địa chỉ như thế, một điểm sáng như thế để có cơ sở bồi đắp, củng cố thêm vị thế khi tình hình thế giới đầy biến động phức tạp là điều không dễ. Nhưng quan trọng hơn, nếu có thể gói gọn hình ảnh năm 2023 thì đó chắc chắn là một năm có bóng dáng cây tre Việt Nam kiên cường, đầy bản lĩnh.

Hình ảnh cây tre Việt Nam kiên cường được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mạnh mẽ trong một cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định rõ, trường phái đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện nay rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam": Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển. "Vững ở gốc" là nguyên tắc vì lợi ích quốc gia - dân tộc để phục vụ, độc lập - tự chủ trong đường lối đối ngoại, lấy thực lực làm gốc.

"Chắc ở thân" là những phương thức tạo nên sức mạnh, trong đó sức mạnh đoàn kết là nhân tố sống còn. Sức mạnh của Việt Nam còn ở tính chính danh, chính nghĩa, cách ứng xử nhân văn, thủy chung, thượng tôn pháp luật và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.

"Uyển chuyển ở cành" là phong cách, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến", đặc biệt trong các hoàn cảnh khó khăn, có sự phức tạp giữa những xu thế khác nhau, giữa đòi hỏi phải hài hòa cái chung và cái riêng.

Đó chính là sự tiếp nối tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định ngay từ những ngày đầu thành lập nước về mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả của đối ngoại với thế và lực của đất nước. Người nói: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”.

Một tâm thế kiên cường Việt Nam không chịu bó tay trước những khó khăn không được trù liệu trong các kịch bản của tình hình thế giới. Một bản lĩnh kiên cường Việt Nam để hướng tới những mục tiêu khi đi giữa những “làn gió ngược” sẽ vẫn có thể còn thổi trong năm 2024, 2025 và xa hơn.

Công cuộc phát triển của Việt Nam không phải là để chọn bên mà chọn những con đường hợp tác dài lâu, chọn những hợp điểm, những cách tiếp cận để hiểu nhau, để cùng đi đến những tương lai mà ở đó, sự ổn định nổi lên như mối quan tâm, chia sẻ hàng đầu.

Năm 2023, sự phục hồi “kỳ diệu” của thế giới sau đại dịch Covid-19 từng được kỳ vọng đã không diễn ra. Những giải pháp kiềm chế không kéo được tốc độ lạm phát xuống mà lại còn tạo hệ quả ngược và lạm phát vẫn đang neo ở mức cao. Trạng thái thắt chặt chi tiêu ngự trị ở nhiều thị trường khiến bức tranh thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ thêm phần ảm đạm.

Thế giới là vậy. Việt Nam cũng có những khó khăn của riêng mình về tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, xuất nhập khẩu, năng lượng...

Những khó khăn mang tính dị thường rất cần được đánh giá, nhìn nhận nghiêm túc, kịp thời mà tiêu đích lớn nhất là để chúng không lặp lại, không tạo thêm lực cản cho tăng trưởng kinh tế, không làm giảm hiệu lực cho các chính sách khi đi vào thực tế, không đẩy doanh nghiệp ở sự lựa chọn phải rời khỏi "cuộc chơi" thị trường.

Từ những điểm nhìn như thế để thấy những gì vị thế đất nước có được, thành tựu tăng trưởng kinh tế có được của năm 2023 thực sự quý giá, thực sự thuyết phục. Bạn bè ghi nhận, chung vui với hình ảnh Việt Nam, tiếp thêm tin tưởng ở Việt Nam như một đối tác dài lâu, một điểm đến an lành, một địa chỉ sinh lời cho các “đại bàng” kinh tế.

Nền kinh tế của chúng ta đã hội nhập sâu rộng với độ mở cao, thực sự là nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa, những diễn tiến của kinh tế Việt Nam đều được các định chế kinh tế tài chính thế giới cập nhật, nắm rất rõ. Không có và không thể có chuyện “ăn may”, càng không thể nghi ngờ về những gì mà kinh tế Việt Nam đã trải qua cùng những thành công rất cơ bản đã có được, đặc biệt là trong việc thực hiện những mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định.

Năm 2024 sẽ là một năm của bứt phá trên đường về đích. Sự bứt phá đó vừa là đòi hỏi của thực tiễn, vừa là để củng cố những nội lực mà nền kinh tế đã tích lũy được trong gian khó, cũng vừa là để khai mở cho những động lực tăng trưởng mới bên cạnh những động lực tăng trưởng đã đi cùng chúng ta những năm qua.

Ở đó, vẫn hiên ngang Việt Nam với sự kiên cường, bản lĩnh, sẵn sàng tâm thế bước vào những chuyển động mới để đến gần hơn những mục tiêu mang tầm thế kỷ, nhìn tới những cột mốc thiêng liêng: 2030- kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 2045- kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 2024 chắc chắn sẽ là một năm mà tinh thần như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt" tiếp tục được đẩy tới, được làm sâu sắc thêm để cây tre Việt Nam vững thêm gốc, chắc thêm cành, thích ứng thêm cả với những gì còn khuất lấp, còn ẩn giấu của diễn tiến thời đại.

Chúng ta không ngồi chờ cơ hội nhưng cũng không để khó khăn, thách thức ngáng trở tăng trưởng và phát triển.

Đó là cách tốt nhất để đất nước Việt Nam có cuộc hẹn trọn vẹn với đào thắm, mai vàng của đất trời, của mùa Xuân. Bởi con đường phát triển đi lên luôn là con đường bốn mùa Xuân, con đường đi tới một đất nước Việt Nam phát triển, cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, như Bác Hồ và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hằng mong đợi.

 

Nguồn: Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3