Kim ngạch thương mại của Việt Nam và Đan Mạch đạt khoảng 318,53 triệu USD


(CHG) Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đan Mạch đạt khoảng 318,53 triệu USD. Đặc biệt, xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%.

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Đan Mạch đạt khoảng 227,2 triệu USD, tăng 53,6%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đan Mạch đạt 91,33 triệu USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Đan Mạch vẫn đạt 842,37 triệu USD, tăng 18% so với năm 2020.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Đan Mạch như: hàng dệt, may, hàng thủy sản, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác,...  Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu từ Đan Mạch các sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, hàng thủy sản, sản phẩm từ sắt thép…

Kim ngạch thương mại của Việt Nam và Đan Mạch đạt khoảng 318,53 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2022

Kim ngạch thương mại của Việt Nam và Đan Mạch đạt khoảng 318,53 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2022

Giai đoạn 2000-2020, quan hệ thương mại Việt Nam - Đan Mạch đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với tổng kim ngạch thương mại song phương tăng 5,8 lần.

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ năm 2021 đã mang lại tác động tích cực cho hai nước, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Hàng hóa của Việt Nam sẽ có cơ hội và sức cạnh tranh cao hơn ở thị trường EU nói chung và Đan Mạch nói riêng.

Về đầu tư, Đan Mạch tiếp tục vươn lên vị trí thứ ba trong các nước đầu tư vào Việt Nam lớn nhất từ đầu năm 2022 đến nay với 3 dự án mới có tổng vốn đăng ký đạt 1,32 tỷ USD. Hiện nay, các doanh nghiệp Đan Mạch đang rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Đan Mạch có thế mạnh như năng lượng tái tạo, nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

Dựa vào những dự án đầu tư gần đây của các công ty như LEGO và Pandora đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt và cam kết của các doanh nghiệp Đan Mạch tại thị trường Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp Đan Mạch tại Việt Nam bày tỏ mong muốn được quay trở lại và hợp tác với Việt Nam sau khi các biện pháp phòng dịch Covid-19 phần nào được dỡ bỏ.

Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3