(CHG) Thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vươn mình ra thế giới, mở rộng kinh doanh tại nhiều quốc gia. Tiềm năng của xuất khẩu qua thương mại điện tử là rất lớn, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để “vượt sân nhà, ra biển lớn”.
Các hiệp định tự do thương mại được kí kết sẽ là cơ hội cho xuất khẩu hàng hoá.
Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam
Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ.
Thứ nhất: Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy phân phối. Những năm gần đây, Việt Nam liên tục đàm phán và ký kết thành công nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), mang lại nhiều cơ hội về đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Tính đén tháng 7/2021, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, gần đây nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, thể hiện mục tiêu của Việt Nam trong việc kết nối ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu.
Thứ hai: Tính đến hết năm 2020, có 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua hình thức trực tuyến. Trước đại dịch Covid-19, xuất khẩu Việt Nam dường như chỉ giao dịch với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyên nghiệp có quy mô lớn, với hình thức xuất khẩu truyền thống.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng toàn cầu lại mở ra cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và khởi nghiệp. Nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ với bộ máy tổ chức và vận hành không quá phức tạp sẽ dễ dang thay đổi, năng động và tích cực trong thích nghi với thời đại mới.
Thứ ba: Việc ứng dụng thương mại điện tử nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ và tạo nhiều điều kiện để phát triển.
Những năm gần đây, Chính phủ đã không ngừng phối hợp với các cơ qan chức năng để đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy cho sự phát triển của thương mại điện tử. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Ngoài ra, các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Alibaba hay Amazon và Cục xúc tiến thương mại liên tục được triên khai, nhằm hỗ trợ không ngừng cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thay đổi tư duy, đào tạo nhân lực, khắc phục hạn chế tồn đọng và tiếp cận với sàn giao dịch thương mại điện tử toàn cầu.
Thứ tư: Cơ cấu dân số vàng mang lại nhiều lợi thế cho ngành thương mại điện tử Việt Nam. Từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng, một lực lượng lao động trẻ năng động, nên có nhiều tiềm năng trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới, trong đó có livestream bán hàng hay marketing điện tử.
Với tốc độ tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử, hàng loạt doanh nghiệp điện tử ra đời tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực cao, đặc biệt là lao động có kỹ năng về công nghệ thông thông tin. Theo khảo sát của Cục thương mại điện tử và kinh tế số, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có việc làm đạt trên 90% tại một số trường đại học, cao đẳng.
Sản phẩm Rong nho Trường Thọ - đại sứ của sản phẩm Việt.
Doanh nghiệp Việt cần nắm bắt cơ hội
Theo thống kê năm 2021, có 7,2 triệu sản phẩm do các nhà bán hàng Việt Nam bán ra trên sàn Amazon toàn cầu trong 1 năm, doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp Việt qua sàn này tăng 48%.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử B2C của Việt Nam được dự báo tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2021 lên 11,1 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới đạt mức ấn tượng hơn 20%/năm. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của đại dịch Covid-19 mang đến nhiều thách thức, nhưng cũng thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những hướng đi mới.
Báo cáo năm 2021 cho thấy, top 5 ngành hàng bán chạy nhất từ các nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon bao gồm: Thiết bị nhà cửa, đồ dùng nhà bếp, dụng cụ gia đình, dệt may, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Đây cũng là nhóm ngành hàng được người tiêu dùng quốc tế quan tâm bậc nhất trên các gian hàng của Amazon trong 2 năm qua, theo tổng hợp xu hướng mua sắm các mùa Prime Day gần đây.
Đại diện Cục thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương Việt Nam (IDEA) cho biết, dư địa phát triển của thương mại điện tử còn rất lớn và khích lệ doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam nắm bắt cơ hội trong thời điểm này.
Trong thời gian qua, thương mại điện tử xuyên biên giới đối với doanh nghiệp Việt, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ. Điển hình như doanh nghiệp gốm sứ Minh Long hàng đầu Việt Nam đã mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế, luôn là tham vọng và nằm trong tầm nhìn phát triển dài hạn. Theo đại diện Minh Long, với việc mạnh dạn tìm hiểu, đầu tư nguồn lực để phát triển thương hiệu và kinh doanh trên Amazon, doanh nghiệp Minh Long đã nhìn thấy bức tranh thương mại mới đang dần hiện thực hóa với doanh số bán hàng, xuất khẩu online tăng trưởng dần theo thời gian.
Theo ông Trần Văn Tươi – Giám đốc điều hành của thương hiệu rong nho Trường Thọ, Việt Nam sở hữu đầy đủ những điều kiện lý tưởng để thúc đẩy ngành thủy sản nói chung và ngành hàng rong nho biển nói riêng, sánh ngang với những đối thủ hàng đầu trên thương trường quốc tế.
Trong năm 2020, rong nho Trường Thọ ghi nhận doanh số từ Amazon đóng góp 35% vào tổng doanh thu công ty. Dự kiến sẽ mở rộng kinh doanh cùng Amazon lên tới 3 châu lục, không chỉ châu Mỹ mà còn cả châu Âu, châu Á (Singapore và Dubai) và Úc. Tương lai 5 năm tới, với quyết tâm sẽ đưa rong nho Trường Thọ không chỉ trở thành thương hiệu rong nho hàng đầu thế giới, mà còn là thương hiệu đại diện cho niềm tự hào của Made-in-Vietnam.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử xuyên biên giới đã mở ra “cơ hội vàng” với xuất khẩu online cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ nón bảo hiểm Royal Helmet-một nhà sản xuất truyền thống thành công ở thị trường nội địa vẫn nhìn thấy cơ hội vàng với xuất khẩu online. Doanh nghiệp thậm chí đã đầu tư xây dựng một nhà máy mới công suất cao hơn, tạo ra dải sản phẩm có thiết kế phù hợp với thị hiếu khách hàng nước ngoài với yêu cầu khắt khe về chất lượng ở thị trường quốc tế. Đồng thời thành lập một đội ngũ phát triển kinh doanh quốc tế, với kỳ vọng tạo bứt phá cho doanh nghiệp ở sân chơi toàn cầu trong thời gian tới.
Như vậy rong nho Trường Thọ, doanh nghiệp sản xuất nón bảo hiểm Royal Helmet chính là đại sứ của sản phẩm Việt chiếm được cảm tình của khách hàng quốc tế. Chính hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, thông qua các sàn thương mại điện tử đã và đang mở ra cơ hội vàng để các doanh nghiệp Việt nắm bắt, vươn ra thị trường toàn cầu.
(Còn tiếp)
0