Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 15/1/2024


Chiều 8/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo công tác chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại Phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định 4 nội dung tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Cụ thể gồm: Xem xét thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); xem xét thông qua dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và Xem xét, quyết định một số vấn đề cấp bách về tài chính, ngân sách nhà nước.

 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan đã khẩn trương, tích cực chuẩn bị, hoàn thiện các nội dung, trong đó: Đối với 2 dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Kinh tế đã chủ trì, phối hợp rất chặt chẽ với Thường trực Ủy ban Pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, rà soát, hoàn thiện về nội dung và kỹ thuật văn bản.

Sáng ngày 20/12/2023 và sáng ngày 21/12/2023, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội đã họp cho ý kiến chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo luật trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này.

Đối với 2 nội dung còn lại, Chính phủ đã gửi hồ sơ, tài liệu để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này.

Ngoài ra, Chính phủ đã có Tờ trình số 695/TTr-CP trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và Tờ trình số 698/TTr-CP trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và không đề xuất cụ thể thời điểm trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trong đó, dự án đường cao tốc đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, hiện tại vẫn chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị 2 nội dung này cần thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công để các cơ quan có đủ thời gian tiến hành khảo sát, đánh giá, xem xét đủ điều kiện trước khi trình Quốc hội, do đó, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thống nhất chưa trình Quốc hội 2 nội dung nêu trên tại Kỳ họp này, chỉ trình Quốc hội 4 nội dung như đã kết luận tại phiên họp thứ 28 (tháng 12/2023).

Về dự kiến chương trình Kỳ họp, tại phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất báo cáo Quốc hội tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5 khai mạc ngày 15/1/2024 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, trong đó có bố trí thời gian nghỉ 1 ngày để các cơ quan có thời gian tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua tại Phiên bế mạc.

Theo đó, dự kiến kỳ họp khai mạc vào thứ Hai, ngày 15/1/2024 và bế mạc vào sáng thứ Năm, ngày 18/1/2024, Quốc hội nghỉ 1 ngày làm việc (ngày 17/01/2024).

Trong đó, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chưa được thông qua theo tiến độ đã đặt ra trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, do vậy, căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Khoản 4 Điều 75 và khoản 6 Điều 76) và Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thì Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 2 dự án luật tại Kỳ họp này theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về trình tự trình Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án luật tại Kỳ họp này như thể hiện tại dự kiến chương trình như sau: Bố trí Quốc hội nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật; thảo luận tại hội trường (0,5 ngày/dự án luật, chỉ tập trung vào các điểm mới so với Kỳ họp thứ 6 và những nội dung còn ý kiến khác nhau) vào ngày đầu Kỳ họp và biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc Kỳ họp.

Do thời gian diễn ra Kỳ họp ngắn nên các cơ quan sẽ có rất ít thời gian để tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết, do đó, để kịp tiến độ theo dự kiến chương trình Kỳ họp, đề nghị không tách riêng việc tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết, thay vào đó các cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu, tổng hợp ý kiến để tiếp thu, giải trình luôn.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định 4 nội dung tại Kỳ họp bất thường gồm: Xem xét, thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); xem xét, thông qua dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); xem xét dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Xem xét quyết định việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, Chính phủ cùng các cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, khẩn trương nỗ lực chuẩn bị hoàn thiện nội dung để trình Quốc hội các nội dung theo đúng các quy định của pháp luật.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí để tăng cường công tác thông tin, truyền thông về Kỳ họp, bám sát diễn biến, truyền tải đầy đủ các nội dung tại Nghị trường để cử tri, nhân dân theo dõi, giám sát, đảm bảo Kỳ họp diễn ra thành công.

Nguồn: Báo Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3