Một số chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2022


(CHG) Từ tháng 12/2022 một số chính sách bắt đầu có hiệu lực như danh mục hàng hóa xuất khẩu; bảo đảm an ninh trật tự cửa khẩu đường hàng không; bổ sung quy định về việc mua bán điện; hộ khẩu; chứng chỉ ngoại ngữ, tin học…
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2022
Thông tư 31/2022/TT-BTC về danh mục hàng hóa xuất khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ 1/12/2022, thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017, Thông tư 09/2019/TT-BTC ngày 15/2/2019. 
Kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC là 2 phụ lục gồm (1) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; (2) 6 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để xây dựng các biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Xây dựng các danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan; Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Bổ sung quy định về giá hợp đồng mua bán điện
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 8/11/2022 sửa đổi Thông tư 57/2014/TT-BTC quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư 57/2020/TT-BTC quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28/12/2022.
Thông tư 31/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 4 điều 3 của Thông tư 57/2014/TT-BTC về giá hợp đồng mua bán điện để so với khung giá phát điện năm cơ sở được quy định như sau:
Giá hợp đồng mua bán điện phải nằm trong khung giá phát điện năm cơ sở của nhà máy điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện để so với khung giá phát điện năm cơ sở được tính toán trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giá phát điện.
Trường hợp năm cơ sở của nhà máy nhiệt điện không có khung giá phát điện, giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt được được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng để so với khung giá phát điện của năm gần nhất của loại hình nhà máy điện đó.
Đối với các dự án đã khởi công nhưng chưa ký kết hợp đồng mua bán điện trước ngày 28/12/2022: Giá hợp đồng mua bán điện phải nằm trong khung giá phát điện năm đàm phán hợp đồng mua bán điện, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện so với khung giá phát điện được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giá phát điện.
Văn phòng nước ngoài được thuê nhà theo chính sách ưu đãi đặc biệt
Nghị định số 90/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/10/2022 về quản lý, sử dụng nhà, đất do Bộ Ngoại giao quản lý để phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước, có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.
Theo đó, việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp các điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đã ký.
Giá cho thuê nhà phục vụ đối ngoại được xác định theo thị trường; bảo đảm bù đắp chi phí, có tích lũy để bảo tồn và phát triển nhà phục vụ đối ngoại; việc miễn hoặc giảm giá cho thuê nhà thấp hơn giá thị trường do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trên nguyên tắc “có đi có lại”, phù hợp với quan hệ đối ngoại của Nhà nước.
Quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu hàng không
Nghị định 93/2022/NĐ-CP ký ngày 7/11/2022, có hiệu lực từ ngày 22/12/2022 của Chính phủ về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không, quy định cụ thể dòng lưu chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý của hành khách tại cửa khẩu đường hàng không.
Cụ thể, về dòng lưu chuyển hành khách, đối với hành khách nhập cảnh, khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật mang theo (nếu có), thủ tục kiểm soát nhập cảnh, thủ tục hải quan.
Hành khách xuất cảnh thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục hàng không, thủ tục kiểm soát xuất cảnh, thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không.
Hành khách quá cảnh xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch, kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không.
Trong thời điểm xảy ra dịch bệnh, dòng lưu chuyển hành khách có thể được điều chỉnh theo các quy định phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế.
Về dòng lưu chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách đối với hàng hóa nhập khẩu, hành lý của hành khách nhập cảnh không đi cùng hành khách khi xuống tàu bay, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh không đi cùng hành khách, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan soi chiếu an ninh hàng không.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Thông tư 12/2022 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Thông tư 07/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch; Thông tư 14/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ có hiệu lực trong tháng 12 đều bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với một số vị trí viên chức.
Theo đó, trong ngành tài nguyên và môi trường, các vị trí được bỏ chứng chỉ gồm địa chính viên, điều rta viên tài nguyên môi trường, dự báo viên khí tượng thủy văn, kiểm soát viên khí tượng thủy văn, quan trắc viên tài nguyên môi trường và đo đạc bản đồ viên. Ngành thể dục thể thao gồm huấn luyện viên và hướng dẫn viên. Ngành khoa học và công nghệ là nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu, kỹ sư và kỹ thuật viên.
Giữa năm 2021, từ đề nghị của Bộ Nội vụ, Chính phủ đã đồng ý bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức do “không còn phù hợp” và các cơ sở đào tạo đã có quy định về chuẩn đầu ra phải đạt trình độ ngoại ngữ, tin học.
Dùng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị phạt 10-20 triệu đồng
Nghị định 88/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 12/12. Người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác hoặc cho người khác sử dụng của mình bị phạt 10-20 triệu đồng (mức cũ 3-5 triệu); sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung bị phạt 10-20 triệu đồng.
Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt 30-40 triệu đồng.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt 5-10 triệu đồng.
Kỷ luật người dùng không đúng quy định; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng bị phạt 5-10 triệu đồng. 
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3