ASEAN +3 gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Từ ngày 29 - 30/03, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN+3 (AFCDM+3) được tổ chức tại Bali, Indonesia trong khuôn khổ hợp tác tài chính ASEAN+3 (gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Đại diện Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham dự.
Theo TTXVN, tại Hội nghị, các quan chức Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 đã thảo luận tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính.
Về kinh tế vĩ mô khu vực, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong năm 2022 ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn COVID-19, chủ yếu đến từ tăng nhu cầu nội địa.
Tăng trưởng toàn khu vực ước đạt 3,2%, trong đó các nước ASEAN đạt tốc độ tăng trưởng 5,6% và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (các nước +3) ở mức 2,6%. Malaysia là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ASEAN (8,7%), còn Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nước +3 (3 %).
Trong năm 2023, ASEAN +3 tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro địa chính trị và áp lực lạm phát gây đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù vậy, sự phục hồi của Trung Quốc có thể tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung trong toàn khu vực.
AMRO dự báo tăng trưởng khu vực ASEAN +3 trong năm 2023 đạt 4,4%, trong đó các nước ASEAN dự báo đạt tăng trưởng 4,6%, các nước +3 tăng trưởng 4,4%.
Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo đạt mức 5,3%, cao nhất trong các nước +3, trong khi Việt Nam được dự báo có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN với mức tăng trưởng 6,2%.
AMRO khuyến nghị các nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô...
Để tăng cường khả năng hỗ trợ của Cơ chế đa phương hoá Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) cho các nước thành viên khi gặp khó khăn thanh khoản, Hội nghị đã thảo luận về các lựa chọn cho vay hỗ trợ bằng đồng nội tệ bên cạnh việc sử dụng USD; nguyên tắc xác định lãi suất khoản vay hỗ trợ của CMIM và những định hướng tiếp tục cải thiện CMIM trong tương lai...
Nguồn: https://baochinhphu.vn/nam-2023-kinh-te-viet-nam-co-muc-tang-truong-tot-nhat-asean-102230331085532501.htm
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết