Nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu


(CHG) Cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, phải tiếp tục hoàn thiện quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên cơ sở bám sát nguyên tắc nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch trong thực hiện. Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác chỉ thực hiện khi không thể đấu thầu rộng rãi, với những điều kiện cụ thể được quy định trong luật.
Giảm chỉ định thầu
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã phối hợp các cơ quan rà soát, chỉnh lý Điều 23 dự thảo Luật theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu. Trong đó đã loại bỏ các trường hợp chỉ định thầu đối với: “gói thầu tái định cư” tại điểm g khoản 1, “Gói thầu thực hiện các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay theo Nghị quyết của Quốc hội”.
Cũng tại Điều 23, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị bổ sung luật hóa quy định đang được hướng dẫn tại Nghị định về hạn mức áp dụng chỉ định thầu theo hướng: trường hợp cần điều chỉnh hạn mức để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh tán thành việc loại bớt một số trường hợp chỉ định thầu, thực hiện đấu thầu để bảo đảm sự cạnh tranh về giá, giúp chọn được nhà thầu, đơn vị có năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được Nhà nước giao. Tuy nhiên, từ thực tế thi hành Luật Quy hoạch vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc bổ sung cho áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, nhằm phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 61 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030.
Cũng thống nhất với đề xuất của Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách về việc giảm một số trường hợp chỉ định thầu, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng lưu ý, trong một số trường hợp đối với các dự án quan trọng quốc gia có những yếu tố đặc thù cần phải có quy định chỉ định thầu khác luật. Hiện nay trong một số nghị quyết của Quốc hội cũng đã cho phép thực hiện khác quy định của Luật Đấu thầu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Do đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, khi sửa Luật Đấu thầu hiện hành cần cân nhắc không đưa những quy định cụ thể về các trường hợp đã chỉ định thầu trong các dự án quan trọng quốc gia mà Quốc hội quyết định vào, vì còn tùy thuộc từng dự án. Thay vào đó cân nhắc nghiên cứu bổ sung một quy định mang tính nguyên tắc về các trường hợp đặc thù cần chỉ định thầu do Quốc hội quyết định.
Dẫn kết quả rà soát của Đảng đoàn Quốc hội và đã báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm vừa qua, về việc trong quá trình tổ chức đấu thầu của gói thầu mua sắm hàng hóa xây lắp hoặc hỗn hợp tại các địa phương có tình trạng đơn vị mời thầu không nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa, tuy nhiên lại mô tả rất chi tiết về các yếu tố thông số kỹ thuật của các gói thầu, thông số, đặc điểm hàng hóa.
"Trên thực tế đây là một hình thức chỉ định luôn hàng hóa. Dù không nêu tên nhưng với cách miêu tả rất cụ thể như vậy thì chỉ một số rất ít những công ty nào đó có kinh doanh hàng hóa đặc thù đó thì mới đáp ứng được. Đây là một sơ hở, nếu không khắc phục có thể dẫn đến lạm dụng để tham nhũng, tiêu cực, đòi hỏi phải nghiên cứu để có quy định phù hợp xử lý vấn đề này trong dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), góp phần thực hiện kết quả rà soát vừa qua của Đảng đoàn Quốc hội", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói. 
Không tạo kẽ hở gây tham nhũng, tiêu cực
Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tại Điều 31 và Điều 32 dự thảo Luật đã quy định rõ một số trường hợp cụ thể được áp dụng trình tự phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đặc biệt. Đồng thời, quy định rõ hơn về điều kiện áp dụng, phân cấp thẩm quyền quyết định trường hợp đặc biệt cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, chữ “đặc thù” và “điều kiện đặc thù” này rất điển hình, định nghĩa kiểu gì cũng không hết. Do vậy, trường hợp nào thật sự cần thiết thì ghi thẳng vào dự thảo Luật, kể cả trường hợp Quốc hội quyết định cho phép chỉ định thầu và tiến tới là bỏ các quy định về trường hợp đặc biệt để bảo đảm minh bạch.
Ảnh: Lâm Hiển
Tại điểm d, khoản 1 Điều 31 dự thảo Luật quy định với dự án, gói thầu có các điều kiện đặc thù khác không thuộc trường hợp đã được quy định tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) thì Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương trước khi quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. "Ở đây các Bộ rất muốn có cái ô, nhưng đừng kéo Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ chịu trách nhiệm thay cho các Bộ", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 
Trong trường hợp thấy cần thiết vẫn phải duy trì trường hợp đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội gợi mở, cần quy định theo chủ trương phân cấp, phân quyền, một việc giao một người chịu trách nhiệm, giao Thủ tướng Chính phủ thì Thủ tướng chịu trách nhiệm xem xét, quyết định, giao cho Bộ thì Bộ xem xét, quyết định. "Không có chuyện một anh đi chấp thuận chủ trương, một anh ngồi chỉ định thầu, giống như hợp đồng dầu khí vừa rồi trong Luật Dầu khí (sửa đổi) đã giao về cho Bộ xem xét, quyết định", Chủ tịch Quốc hội nói. 
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, trường hợp mua sắm văcxin Covid-19 là rất khác, không phải như trường hợp gói thầu mua sắm
cxin trong quá trình thử nghiệm được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 của dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Mua cxin Covid-19 vừa qua là chưa bao giờ có tiền lệ. Đối tác quy định đơn vị, tổ chức mua phải có bảo lãnh Chính phủ, muốn mua là phải đặt cọc rất lớn, đến 30%, 50% giá trị lô hàng và nếu không giao hàng thì bên đặt cọc mất chứ không phải bên bán hàng mất. Trường hợp này là "đặc biệt của đặc biệt", dịch giã mới phát sinh. Do đó, cần có quy định phù hợp để sau này, Chính phủ vận hành được mà không phải ban hành nghị quyết riêng. 
Các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là một nội dung quan trọng của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội, cử tri và người dân. Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, việc hoàn thiện nội dung này phải bám sát nguyên tắc nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu, không tạo kẽ hở gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Đấu thầu rộng rãi là phổ biến, xuyên suốt, các hình thức lựa chọn nhà thầu khác chỉ thực hiện khi không thể đấu thầu rộng rãi và phải quy định cụ thể nguyên tắc, điều kiện áp dụng trong luật, chỉ giao Chính phủ quy định về trình tự và thủ tục.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/dien-dan-quoc-hoi-va-cu-tri/nang-cao-tinh-canh-tranh-minh-bach-trong-dau-thau-i318893/

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3