Ngành Thuế rốt ráo thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn thu ngân sách năm 2023


(CHG) Kết quả thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong những tháng đầu năm 2023 cho thấy xu hướng giảm ở nhiều lĩnh vực, sắc thuế. Trước tình hình đó, ngành Thuế đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu năm 2023. 
Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp được xem là liều thuốc bổ, giúp doanh nghiệp quay trở lại đóng góp cho thu ngân sách. Ảnh: ST
Nhiều khó khăn
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng thu NSNN 3 tháng đầu năm 2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 430.535 tỷ đồng, bằng 31,4% dự toán, bằng 105,5% so với thực hiện năm 2022. Mặc dù thu quý 1 đạt 31,4% dự toán, tăng 5,5% so với cùng kỳ nhưng tiến độ thu ngân sách thấp hơn 2 năm liền kề trước đó; số thu qua các tháng có dấu hiệu suy giảm nhanh. Tính chung 3 tháng, nếu loại trừ các khoản thu sau quyết toán và đột biến phát sinh năm 2022 nộp trong năm 2023 thì thu nội địa quý 1 chỉ bằng 19,1% dự toán, bằng 84,6% so với cùng kỳ.
Đại diện Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, trong 4 tháng đầu năm 2023, thu ngân sách từ các ngành, lĩnh vực như thép, điện tử, khai khoáng, xi măng… trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Số thu ngân sách sụt giảm mạnh do thời gian qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực trên đều có chiều hướng chậm lại. Trước tình hình nói trên, Cục Thuế Thái Nguyên đã đề ra các giải pháp quyết liệt, trong đó tập trung triển khai 3 vấn đề trọng tâm. Theo đó, Cục Thuế đã chủ động làm việc với các doanh nghiệp (DN) trọng điểm, có số nộp ngân sách lớn trên địa bàn; thực hiện rà soát từng trường hợp để đảm bảo khả năng thu theo dự toán của cả năm. Đến cuối tháng 4/2023, Cục Thuế đã làm việc với 30 DN lớn trên địa bàn tỉnh và đã lên kế hoạch làm việc với Công ty Samsung, đồng thời xác định công tác thanh tra, kiểm tra là công cụ hiệu quả trong quản lý thuế, bao gồm kiểm tra tại địa bàn, góp phần bù đắp khoản hụt thu, nên năm 2023, Cục Thuế Thái Nguyên tiếp tục làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, trước hết tập trung vào việc phân tích rủi ro. Chỉ riêng năm 2022, Thái Nguyên đã truy thu được hơn 300 tỷ đồng qua công tác thanh tra, kiểm tra, gấp 10 lần so với những năm gần đây và đứng thứ 10 trong cả nước. Cục Thuế Thái Nguyên cũng đã giao kế hoạch thu các khoản liên quan đến đất, thu tiền sử dụng đất chi tiết đến từng dự án; chủ động tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh triển khai dự án, đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất.
Ông Thái Minh Giao, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. HCM cho biết, một số giải pháp trọng tâm được Cục Thuế TP. HCM triển khai là tập trung quản lý, thu kịp thời các khoản thu, tăng cường quản lý nợ thuế; chủ động rà soát tình hình kê khai của DN, các tờ khai có mâu thuẫn. Cùng với đó, theo dõi đánh giá các khoản thu được gia hạn nộp khi đến hạn; phối hợp với các sở, ngành tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; tham mưu UBND TP. HCM các giải pháp tháo gỡ pháp lý cho dự án bất động sản; tăng cường phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường thu các khoản thu từ đất theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước…
Kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Theo chia sẻ của đại diện Cục Thuế Hà Nội, đơn vị đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Theo ông Nguyễn Tiến Trường, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, xác định việc triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Thành phố, trong đó bao gồm cả các gói hỗ trợ và giải pháp điều hành là liều thuốc bổ hỗ trợ đáng kể nguồn vốn cho doanh nghiệp để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp trở lại cho NSNN, Cục Thuế Hà Nội đã và đang triển khai có hiệu quả các chỉ đạo, chính sách hỗ trợ này. Bài học kinh nghiệm được đơn vị áp dụng là truyền tải thông tin kịp thời, đầy đủ đến các đối tượng thụ hưởng chính sách (thông qua các hình thức như qua website, email, điện thoại...). Bên cạnh đó, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế với quy mô rộng thông qua các hình thức trực tuyến dựa trên nền tảng số. Đồng thời, Cục Thuế đã và đang tiếp tục quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên cơ sở nắm bắt, cập nhật đầy đủ các thông tin định danh, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, giám sát chặt chẽ tình hình kê khai, thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng đẩy mạnh thanh, kiểm tra, chống thất thu thuế, trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra theo chuyên đề, tập trung vào một số ngành nghề, hoạt động có rủi ro, nguy cơ vi phạm cao như tài chính, bất động sản, thương mại điện tử, chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp hoàn thuế... và sẽ tập trung thanh, kiểm tra doanh nghiệp có giao dịch liên kết lớn – nhóm đối tượng có nhiều dư địa khai thác thu; công khai thông tin các doanh nghiệp mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh... để cảnh báo cho các doanh nghiệp trên toàn quốc trong các mối quan kệ kinh doanh, hạn chế rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn, để thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách cả năm 2023, ngành Thuế phải có phân tích, đánh giá cũng như tìm giải pháp căn cơ, thiết thực và cụ thể nhất với từng địa bàn, từng khoản thu, từng sắc thuế. Các cục thuế địa phương cần tập trung bám sát các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên cơ sở thực hiện 10 nhiệm vụ và 22 nhóm giải pháp đã được Tổng cục Thuế chỉ đạo triển khai ngay từ đầu năm, trong đó, triển khai thực hiện tốt các gói hỗ trợ về thuế, phí cho DN và người dân, tháo gỡ khó khăn, tạo đà khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn nhất, qua đó tạo nguồn thu. Đồng thời, tập trung một số giải pháp để tìm kiếm nguồn thu, bù đắp một số khoản thu, sắc thuế có thể giảm ở một số lĩnh vực; thực hiện quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ thuế… qua đó phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023./.
Trong quý 1/2023, nhiều khoản thu quan trọng đều thấp hơn cùng kỳ năm trước như thuế GTGT bằng 95,5%, thuế TTĐB bằng 92,9%, thuế TNCN bằng 97,3%… Mức giảm thu diễn ra ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực tại nhiều địa phương như: bất động sản bằng 54,9%; ô tô bằng 73%; chứng khoán bằng 42,6%; dầu khí bằng 88,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/nganh-thue-rot-rao-thuc-hien-cac-giai-phap-dam-bao-nguon-thu-ngan-sach-nam-2023-173986-173986.html

Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3