Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho tỉnh Đắk Lắk gần 90.000 đô la Mỹ


(CHG) - Mới đây, Chính Phủ Nhật Bản vừa chính thức trao gói viện trợ không hoàn lại cho tỉnh Đắk Lắk Kỳ I trong năm tài khoán 2024, với tổng giá trị lên đến gần 90.000 đô la Mỹ. 
Đây là dự án trong khuôn khổ “Chương trình viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở (GGP)” của Chính phủ Nhật Bản.
Theo đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ viện trợ với tổng giá trị 86.842 Đô la Mỹ cho Dự án xây dựng phòng học và trang bị các thiết bị dạy học cho Trường tiểu học Y Jút, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk", nhằm góp phần giúp cho địa phương giải quyết tình trạng thiếu phòng học, cải thiện môi trường học tập cho học sinh nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của chương trình mục tiêu quốc gia đề ra, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.
Tls
Tổng Lãnh sự Nhật Bản - Ông ONO Masuo phát biểu tại Lễ ký kết viện trợ hôm 19/11 (Ảnh: Hải Uyên) 
Cụ thể, xây dựng một dãy tòa nhà 2 tầng gồm 4 phòng học (mỗi phòng học có diện tích 49,92 m²), đồng thời trang bị các thiết bị lớp học (72 bộ bàn ghế cho học sinh, 4 bộ bàn ghế cho giáo viên, 4 tủ đựng hồ sơ, 4 bảng đen, 4 màn hình tương tác thông minh hỗ trợ việc dạy học) cho Trường Tiểu học Y Jút, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết hợp đồng viện trợ, Tổng Lãnh sự Nhật Bản – Ông ONO Masuo chia sẻ, Chính phủ Nhật bản cũng rất chú trọng hợp tác thực hiện các dự án quy mô nhỏ cấp cơ sở vì đây là những viện trợ mang tính nhân đạo và đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân địa phương.Và Chính phủ Nhật Bản rất vui mừng khi đã lựa chọn viện trợ và thực hiện dự án này cùng với tỉnh Đắk Lắk.
Đồng thời, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn thầy cô và các em học sinh quan tâm chú ý sử dụng, quản lý bảo trì thật cẩn thận công trình và các thiết bị lớp học được viện trợ để có thể sử dụng và hưởng lợi lâu dài. Đồng thời Tổng Lãnh sự cũng cam kết sẽ tiếp tục được đồng hành với các địa phương, nếu có các dự án nào mang lại lợi ích trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.
TLS 2
Tổng Lãnh sự Nhật - Ông ONO Masu và ông Đinh Xuân Diệu - Chủ tịch UBND Huyện Krông Pắc ký kết hợp đồng (Ảnh: Hải Uyên)
Về phía đơn vị nhận tài trợ, ông Đinh Xuân Diệu – Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Nhật Bản, Tổng Lãnh sự Nhật đã dành cho địa phương gói viện trợ vô cùng ý nghĩa và cam kết "sẽ triển khai và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả của gói tài trợ, đảm bảo tuân thủ các nội dung trong hợp đồng viện trợ".
Được biết, tính đến thời điểm hiện nay, Nhật Bản cũng là quốc gia có viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam, bên cạnh hợp tác thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn như đường cao tốc v..v.
Còn lại: 1000 ký tự
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.

Xem chi tiết
2
2
2
3