(CHG) DANAFF – Nhịp cầu châu Á là chủ đề của Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất, 2023 (DANAFF I). Liên hoan phim sẽ diễn ra tại TP. Đà Nẵng từ ngày 9 - 13/5/2023.
Liên hoan phim có nhiều sự kiện nổi bật gồm: Chương trình chiếu phim tại rạp với 86 suất chiếu cùng với việc ra mặt các đoàn làm phim tại rạp; chương trình chiếu phim ngoài trời trong 3 đêm tại Công viên APEC; giao lưu nghệ sĩ nổi tiếng với khán giả; hội thảo “Xây dựng môi trường làm phim thuận lợi tại Đà Nẵng”, hội thảo “Điện ảnh Nhật Bản – Kinh nghiệm thành công và hướng hợp tác sản xuất với Việt Nam; chương trình “ươm mầm tài năng” với hai lớp học diễn xuất cơ bản và nâng cao; chương trình tham quan danh thắng Đà Nẵng.
Tham gia liên hoan phim lần này, có Hạng mục Phim châu Á dự thi gồm 12 phim tham gia gồm: Tro tàn rực rỡ (Việt Nam), Những đứa trẻ trong sương (Việt Nam), Thế chiến 3 (Iran), Tòa nhà trắng (Pháp, Trung Quốc, Qatar, Campuchia), Muru (New Zealand), Người môi giới (Hàn Quốc), Soi gương (Ấn Độ, Cộng hòa Litva, Hàn Quốc), Gangwon-do (Hàn Quốc), Người thân xa lạ (Nhật Bản), Joyland (Pakistan), AbeNida (Philippines), Giáo sĩ Qodrat (Indonesia).
Hạng mục Phim Việt Nam dự thi có 8 phim tranh giải: Em và Trịnh, Memento Mori: Đất, Maika: Cô gái đến từ hành tinh khác, Đêm tối rực rỡ, 1990, Cô gái từ quá khứ, Thanh Sói - Cúc dại trong đêm, Nhà bà Nữ. Ban Giám khảo gồm: Đạo diễn Victor Vũ, NSND Lan Hương; đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch Aditya Assarat (Thái Lan); nhà sản xuất Yulia Evina Bhara (Indonesia) và biên kịch Trần Khánh Hoàng.
Bên lề liên hoan phim sẽ trình chiếu 16 phim Việt sản xuất trong 3 năm (2020, 2021, 2022) gồm: Bố già, Tiệc trăng máu, Gái già lắm chiêu 3, 578: Phát đạn của kẻ điên, Siêu lừa gặp siêu lầy...
Hy vọng liên hoan phim sẽ là cầu nối thúc đẩy sự hợp tác quốc tế chặt chẽ về văn hóa nói chung và điện ảnh Việt Nam nói riêng; xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam và TP. Đà Nẵng. Đồng thời, quảng bá hình ảnh TP. Đà Nẵng đến với bạn bè trong nước và quốc tế./.
(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.
Xem chi tiếtBài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtCHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.
Xem chi tiếtCHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Xem chi tiếtCHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền
Xem chi tiết