Trong số hơn 500.000 doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, có 97% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), trong đó có 85-90% là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng DNNVV lại có thể coi là trụ cột của nền kinh tế khi đóng góp tới hơn 40% GDP và sử dụng tới 51% lao động xã hội. Những doanh nghiệp này thường khó đảm bảo các yêu cầu cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) (tài sản bảo đảm không đủ điều kiện, hệ thống kế toán tài chính và thông tin chưa đầy đủ và minh bạch), cũng không có quan hệ tín dụng lâu dài với các ngân hàng, khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp nhiềukhó khăn, buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn tín dụng phi chính thức. Kết quả khảo sát của VCCI khi khảo sát khoảng 12.000 doanh nghiệp trên cả nước để đưa ra bức tranh toàn cảnh về "sức khoẻ" doanh nghiệp, trong năm 2022, tiếp cận tín dụng đã trở thành mối lo lớn nhất với khoảng 55,6% doanh nghiệp, tăng liên tục từ con số 34,8% của năm 2019, 40,7% của năm 2020 và 46,9% của năm 2021. Điều này đến từ những khó khăn sau:
- Khó khăn từ thể chế tài chính
Năm 2012, Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 với các nội dung: (i) cơ cấu lại NHTM, (ii) chấn chỉnh, sắp xếp các NHTM cổ phần, các tổ chức tín dụng nước ngoài, các công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng…(iii) củng cố đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, và (iv) phát triển hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng phù hợp với chuẩn BASEL II. Tháng 7/2017, Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục mục tiêu cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống, đồng thời thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu. Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 cùng với Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 một mặt có tác động tích cực trong việc làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, nhưng mặt khác cũng tạo những áp lực cho các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro, duy trì tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, giảm thiểu nợ xấu, khiến các ngân hàng đôi khi phải đánh đổi giữa tăng trưởng với an toàn hoặc chuyển hướng hoạt động ngoài lĩnh vực tín dụng truyền thống.
Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép các NHTM có mộtlộ trình thực hiện đến năm 2020 để nâng tỷ lệ duy trì an toàn vốn. Trong bối cảnhmà việc tăng vốn điều lệ và cấp 2 đang khó khăn với nhiều NHTM thì giải pháptrước mắt là phải đảm bảo hoặc tăng mức lợi nhuận trong khi có thể phải đánhđổi hạn chế tín dụng để đảm bảo tỷ lệ vốn, các NHTM nên chuyển sang cácmảng dịch vụ thu phí, các mảng dịch vụ này chủ yếu liên quan đến rủi ro hoạtđộng và phần vồn duy trì sẽ ít hơn so với phần vốn đảm bảo cho rủi ro tín dụng.
Với yêu cầu xử lý nợ xấu cũng khiến các NHTM chặt chẽ hơn trong việc thẩm định và cấp tín dụng, và vì thế nhiều doanh nghiệp nhất là DNVVN sẽ khó đạt được yêu cầu tín dụng của ngân hàng hơn. Thông tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 hướng dẫn các tổ chức tín dụng (TCTD) phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) trong cho vay DNNVV có bảo lãnh của Quỹ BLTD tại các địa phương; chỉ đạo các tổ chức tín dụng phối hợp Quỹ Phát triển DNNVV để cho vay DNNVV từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển DNNVV. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cũng đang triển khai nhiều chính sách cho vay ưu đãi lãi suất đối với DNNVV, như hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng dịch Covid-19; cho vay đối với doanh nghiệp tại vùng khó khăn (lãi suất 9%); cho vay lãi suất ưu đãi doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, cho vay hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để NHCSXH cho vay theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn chung vai trò cung ứng vốn cho cả nền kinh tế đang tập trung hết vào hệ thống ngân hàng đã khiến cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, không có xu hướng tìm kiếm nguồn vốn từ các định chế phi ngân hàng khác. Nhưng mặt khác, các định chế phi ngân hàng cũng khó có sức ảnh hướng đến thị trường tài chính và nhu cầu của các doanh nghiệp do các sản phẩm tài chính trên thị trường còn hạn chế, việc triển khai các sản phẩm tài chính mới trên thị trường luôn có độ trễ do hành lang pháp lý cũng như khả năng tiếp cận của ngân hàng cũng như doanh nghiệp.
- Khó khăn từ các thị trường tài chính
Thị trường vay nợ ngân hàng gần như là thị trường cung cấp tín dụng chủ yếu với các doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn tín dụng chính thức, ít rủi ro lại dồi dào. Tuy nhiên, đây lại được coi là nguồn vốn khó tiếp cận nhất của các doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường trái phiếu công ty có thể là kênh huy động vốn hữu hiệu của các doanh nghiệp, vì chỉ cần doanh nghiệp hoạt động tối thiểu một năm, có lãi, có kiểm toán đầy đủ là có thể đủ điều kiện phát hành nhưng rất ít doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn này.
Nguyên nhân là do các chi phí để có thể phát hành trái phiếu khá cao, bao gồm chi phí kiểm toán, chi phí minh bạch thông tin, chi phí bảo lãnh phát hành… và thường cao hơn chi phí phát sinh khi vay vốn ngân hàng, mặt khác yêu cầu về việc xếp hạng tín dụng mới được phát hành trái phiếu khá khó đáp ứng vì rất ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng. Ngoài ra, thị trường trái phiếu quy mô nhỏ, tính thanh khoản thấp, dẫn đến việc khó tìm kiếm nhà đầu tư trái phiếu. Còn thị trường cổ phiếu vẫn khó khăn đối với nhiều DNVVN vì yêu cầu để niêm yết trên sàn giao dịch: (1) các DNVVN thường ngại không muốn công bố thông tin tình hình tài chính, (2) các doanh nghiệp e ngại việc bộ máy quản lý thay đổi khi tham gia cổ phần hóa trong khi hoạt động còn mới, (3) DNVVN đối diện với việc bấp bênh về lợi nhuận nên tỷ lệ trả cổ tức thấp, dẫn đến việc giá trị doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng, (4) các doanh nghiệp nhỏ thường có trình độ quản lý thấp.
Ngoài ra, các DNVVN thường cần nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp thâm hụt tài chính tạm thời. Nhiều doanh nghiệp tìm đến các nguồn tài chính phi chính thức như người thân, bạn bè, gia đình, tín dụng thương mại (mua chịu đối tác), thậm chí là tín dụng đen với chi phí rất cao. Điều đó đặt ra nhu cầu cấp thiết phải phát triển các thị trường tài chính khác ngoài thị trường ngân hàng để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn: Cần có lộ trình để xây dựng các tổ chức xếp hạng tín dụng, nâng cao mức độ hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp để mở rộng thị trường trái phiếu. Thực tế, NHNN đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng với việc ban hành Thông tư số 22/2016/TT-NHNN của NHNN quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp của TCTD trên thị trường sơ cấp và thứ cấp, góp phần tăng tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phát triển các thị trường vốn phí ngân hàng khác như thị trường cho thuê tài chính: các doanh nghiệp có thể được đáp ứng về nhu cầu máy móc thiết bị một cách linh hoạt và chủ động.
- Khó khăn từ các trung gian tài chính
Các NHTM Nhà nước chiếm thị phần lớn với quy mô vốn lớn, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, nhưng đối tượng khách hàng của các NHTM nhà nước thường là các doanh nghiệp lớn, tổng công ty, tập đoàn. Các NHTM cổ phần thường có điều kiện tín dụng dễ dàng hơn nhưng mạng lưới lại không lớn để có thể cung cấp dịch vụ đến khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau. Hiện tại, trước nhu cầu vốn lớn từ thị trường DNVVN, nhiều NHTM đang chuyển hướng phát triển tín dụng với đối tượng khách hàng là DNVVN nhưng cũng vẫn có nhiều ngân hàng e dè với phân khúc khách hàng DNVVN. Một trong những lý do ngân hàng vẫn chưa mở rộng sang phân khúc DNVVN vì các khoản vay thường nhỏ nhưng quá trình thu thập thông tin, hồ sơ và thẩm định cũng phải thực hiện đầy đủ như cho vay doanh nghiệp lớn, nhiều cơ chế thủ tục như yêu cầu phải có tài sản bảo đảm, hồ sơ tài chính minh bạch rõ ràng, chứng minh được hiệu quả kinh doanh trong vài năm, phương án sản xuất - kinh doanh thuyết phục. Trong khi đó, việc thẩm định phương án sản xuất - kinh doanh của các DNVVN thường khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn, nhất là với những lĩnh vực mới, đặc thù, mặt khác quản lý dòng tiền với các DNVVN cũng khó khăn hơn do tình hình tài chính chưa ổn định, các DNVVN cũng có ít hoặc không có tài sản bảo đảm.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng vẫn mang tâm lý phân biệt doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn. Mặt khác, bản thân các DNVVN cũng khó đảm bảo các yêu cầu tín dụng của các ngân hàng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu tài sản bảo đảm vì cơ cấu tài sản thế chấp là nhà xưởng, máy móc thiết bị. Một rào cản khác với các DNVVN đó là lãi suất cao, việc giải ngân không được toàn bộ, chỉ đáp ứng khoảng 50 - 60% yêu cầu khiến DNVVN vẫn trong tình trạng thiếu vốn kể cả khi đã tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.
Để có thể khắc phục được khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận hệ thống tài chính, cần có giải pháp đồng bộ phát triển các thị trường tài chính, tránh tập trung nguồn cung ứng vốn vào hệ thống ngân hàng, giúp các có nhiều kênh huy động vốn hơn, nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn cho doanh nghiệp (như nới lỏng điều kiện về tài sản bảo đảm đối với tín dụng ngân hàng, mở rộng các điều kiện, tinh giản thủ tục có thể niêm yết sàn chứng khoán,…), có cơ chế chính sách cho các ngân hàng có thể mở rộng tín dụng cho các DNVVN, hay các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Về phía NHNN, trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, đã thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh điều hành chính sách tiền tệ, xây dựng các Chương trình hành động của ngành Ngân hàng, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.
Đồng thời cần phải điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay. Điều hành tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Các tổ chức tín dụng cần hướng dòng vốn vào sản xuất - kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng bền vững, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro.
Về phía các NHTM, để tiếp tục mở rộng tín dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho DNNVV trong thời gian tới, ngành Ngân hàng tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh ổn định cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DNNVV tiếp cận vốn; phối hợp với các bộ, ngành trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV tại Luật Hỗ trợ DNNVV, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn thông qua Quỹ Phát triển DNNVV, Quỹ BLTD cho DNNVV tại địa phương. Ngành Ngân hàng cũng đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có đối tượng thụ hưởng là DNNVV; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Difficulties for enterprises to access credit sources from banks in Vietnam
Master. Le Phuong Hoa
Faculty of Finance, Banking and Insurance, University of Economics - Technology for Industries
Abstract:
After a long time being affected by the COVID-19 pandemic and political and economic fluctuations in the world, most businesses need capital to restore production. However, they still face many difficulties in accessing capital sources from banks due to various reasons. Therefore, one of the key tasks that the banking industry is implementing is to support and create the best conditions for businesses, especially small and medium enterprises, to access loans with preferential interest rates. This paper points out the difficulties for enterprises to access credit sources from banks and proposes solutions to make it easier for businesses to access credit sources.
Keywords: financial system, small and medium-sized enterprises, loan sources, preferential interest rates.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết