Môi trường doanh nghiệp ngày càng hiện đại và không ngừng đổi mới, đòi hỏi người nhân viên cần có nhiều kỹ năng. Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn cần thiết họ còn được yêu cầu nhiều kỹ năng khác như giao tiếp, đàm phán, thương lượng, làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, xử lý tình huống… Theo Cappelli (2008) nhận định: “Người sử dụng lao động muốn nhân viên có đủ kỹ năng cần thiết, trong khi người lao động thì mong muốn có cơ hội thăng tiến và quyền được kiểm soát sự nghiệp của họ”. Robst (2007) nhấn mạnh: “Kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cung cấp cho công nhân khả năng gia nhập vào lực lượng lao động, để làm việc, để thúc đẩy sự nghiệp và để thay đổi công việc giữa các ngành công nghiệp”.
Do vậy, việc nghiên cứu về những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cần thiết trong môi trường doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm của các nhà lãnh đạo, tuyển dụng, cũng như với hầu hết nhân viên làm việc trong môi trường doanh nghiệp hiện nay. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng để xác định bất kỳ lỗ hổng nào tồn tại trong hành vi, cải thiện hiệu quả đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên cũng như nhu cầu đào tạo những kỹ năng bổ sung cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và nhân viên mới vào môi trường doanh nghiệp.
Theo Ceylan (2006), kỹ năng nghề nghiệp chia làm 2 nhóm, gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Các kỹ năng mềm như nhận thức được những tác động thực tế như kinh tế, môi trường, xã hội, chính sách, luật lệ, sức khỏe và sự an toàn, năng lực sản xuất và năng lực bền vững của quá trình thiết kế; hoạt động nhóm; thấu hiểu chuyên môn và phản hồi đúng chuẩn mực; giao tiếp hiệu quả; hiểu biết những tác động của những giải pháp kỹ thuật đến toàn cầu, kinh tế, môi trường, hoàn cảnh xã hội; học tập suốt đời; hiểu biết những vấn đề thời sự.
Carnavale (1990) đưa ra 8 kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, bao gồm: kỹ năng đọc, viết và tính toán cơ bản; các kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng quản lý; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng giao tiếp; các kỹ năng công nghệ thông tin; hệ thống kỹ năng tư duy; đạo đức trong công việc.
Theo Trần Quang Trung (2003), trong 19 kỹ năng nhân viên được xem là thiết yếu, các tố chất được đánh giá cao gồm: tự tin; tinh thần học hỏi, cầu tiến; các kỹ năng như đặt mục tiêu và lên kế hoạch làm việc để đạt mục tiêu; linh hoạt trong xử lý công việc; hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành công việc được giao; suy nghĩ sáng tạo; biết đặt thứ tự ưu tiên cho công việc.
Các nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp đã chỉ ra vai trò quan trọng của chúng trong việc được tuyển dụng và hiệu quả công việc. Các nghiên cứu này nêu ra hàng loạt kỹ năng nghề nghiệp quan trọng trong từng ngành nghề và bối cảnh. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng thang đo kỹ năng nghề nghiệp cơ bản như mô hình nghiên cứu được nhắc đến bên dưới.
Dựa trên kết quả tổng quan tài liệu về các nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trong môi trường doanh nghiệp, tác giả tổng hợp ra 8 kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, đó là: (1) Kỹ năng đọc viết và tính toán cơ bản; (2) Kỹ năng tư duy phê phán; (3) Kỹ năng quản lý; (4) Kỹ năng lãnh đạo; (5) Kỹ năng giao tiếp; (6) Kỹ năng công nghệ thông tin; (7) Kỹ năng tư duy hệ thống; (8) Đạo đức trong công việc.
- Kỹ năng đọc viết và tính toán cơ bản
Kỹ năng đọc viết và tính toán được định nghĩa trong báo cáo SCANS (1991) như là khả năng đọc, viết, nói, nghe và thực hiện các phương pháp tính toán cơ bản. Kỹ năng đọc bao gồm khả năng diễn tả thông tin bằng văn bản. Kỹ năng viết bao gồm khả năng chuyển tải những suy nghĩ bằng những bài viết và báo cáo. Kỹ năng tính toán bao gồm khả năng giải quyết vấn đề thực tế thông qua việc sử dụng một loạt các kỹ thuật toán học.
- Kỹ năng tư duy phê phán
Kỹ năng tư duy phê phán bao gồm khả năng suy nghĩ một cách sáng tạo, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề (SCANS, 1991); (Heimler et al, 2012).
- Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý bao gồm các hoạt động về việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát để đạt được mục tiêu của tổ chức (Schermerhorn, 2008). Kỹ năng quản lý và tổ chức là những kỹ năng quản lý cốt lõi(Bass, 1990).
- Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo bao gồm khả năng tạo động lực cho những người khác để đạt được mục tiêu của tổ chức (Schermerhorn, 2008). Thêm vào đó, Sergiovanni (2005) quan sát thấy rằng, lãnh đạo không phải chỉ giải quyết vấn đề riêng của mình mà phải giúp mọi người hiểu những vấn đề mà họ phải đối mặt và hướng dẫn, tham mưu cho họ để quản lý các vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng khi làm việc nhóm, giúp đỡ người khác để tìm hiểu, cung cấp dịch vụ khách hàng, đàm phán các thỏa thuận, giải quyết các bất đồng và làm việc trong một tổ chức đa văn hóa (SCANS, 1991). Các kỹ năng nhân viên mà những người sử dụng trong các lãnh vực khác nhau đánh giá cao là kỹ năng giao tiếp (Ray và Stallard, 1994). Loscertales (2007) và Allen và De Weert (2007) xác định rằng, các kỹ năng giao tiếp đóng góp vào tiềm năng phát triển nghề nghiệp.
- Kỹ năng công nghệ thông tin
Kỹ năng công nghệ thông tin bao gồm các khả năng lựa chọn các phương thức, thiết bị, các công cụ để thu thập và đánh giá dữ liệu (SCANS, 1991); (Heimler et al, 2012).
- Kỹ năng tư duy hệ thống
Kỹ năng tư duy hệ thống bao gồm khả năng hiểu biết và vận hành bên trong hệ thống công nghệ, xã hội, tổ chức. Thiết kế và đề xuất các sửa đổi đối với hệ thống và giải thích sự tương tác của các hệ thống trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu là những yếu tố của tư duy hệ thống (Senge, 2000).
- Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp đề cập đến việc bố trí của một cá nhân với công việc và nó bao gồm việc tham gia, sự đúng giờ, động lực, khả năng để đáp ứng thời hạn, sự kiên nhẫn, thái độ, sự tin cậy, tính chuyên nghiệp, sự mong đợi thực tế của yêu cầu công việc và phát triển nghề nghiệp. Đạo đức làm việc không phải là một kỹ năng thực tế. (NACE, 2009)
Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp định lượng sử dụng mô hình phân tích phụ thuộc lẫn nhau (Hair et al, 2006). Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng thay cho phương pháp truyền thống MTMM (multitrait-multimethod) được đề nghị bởi Churchill (Nguyễn Đình Thọ, 2007).
Tám khái niệm về kỹ năng nghề nghiệp được đưa vào nghiên cứu này tham khảo từ Rosenberg và ctg (2012) bao gồm: (1) Kỹ năng đọc viết và tính toán cơ bản; (2) Kỹ năng tư duy phê phán; (3) Kỹ năng quản lý; (4) Kỹ năng lãnh đạo; (5) Kỹ năng giao tiếp; (6) Kỹ năng công nghệ thông tin; (7) Kỹ năng tư duy hệ thống; (8) Đạo đức nghề nghiệp.
Dữ liệu thu thập bằng cách gửi email khảo sát đến các nhà quản lý/tuyển dụng tại các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9/2022. Bảng câu hỏi định lượng gồm 47 phát biểu được đánh giá bằng thang đo dạng Likert, thu về 202 phiếu trả lời. Sau khi loại các bảng trả lời không đầy đủ thông tin, trùng lặp… thu được 185 bảng trả lời hoàn chỉnh có thể sử dụng được. Dữ liệu sẽ được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích bằng EFA và CFA để đánh giá độ tin cậy, phù hợp của mô hình các khái niệm kỹ năng mềm.
Trong 185 quan sát thu thập từ các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự tham gia của 26,5% thành viên trong Ban Giám đốc, 27,6% là trưởng phó phòng ban, chỉ khoảng 15,6% là quản lý nhân sự. Phân theo lĩnh vực hoạt động có 40,7% hoạt động trong ngành thương mại, 29,2% ngành sản xuất. (Bảng 1)
Bảng 1. Đặc điểm mẫu đối tượng chủ doanh nghiệp/quản lý nhân sự
Các đặc điểm |
Tần số |
Tỷ lệ % |
Vị trí công tác |
||
Trong Ban Giám đốc |
49 |
26,5 |
Trưởng, phó phòng ban |
51 |
27,6 |
Giám đốc, phó giám đốc nhân sự |
13 |
7,0 |
Trưởng, phó phòng nhân sự |
16 |
8,6 |
Chủ doanh nghiệp |
19 |
10,3 |
Khác |
36 |
19,5 |
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp |
||
Thương mại |
99 |
40,7 |
Sản xuất |
71 |
29,2 |
Tài chính |
12 |
4,9 |
Ngân hàng |
2 |
0,8 |
Xuất nhập khẩu |
23 |
9,5 |
Gia công- chế biến |
12 |
4,9 |
Dịch vụ |
24 |
9,9 |
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của đề tài năm 2022
Bảng 2. Kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach’s Alpha
STT |
Thang đo |
Số biến quan sát |
Cronbach's Alpha |
Hệ số tương quan biến - tổng thấp nhất |
1 |
Kỹ năng đọc, viết, tính toán (D_V_TT) |
5 |
0,841 |
0,562 |
2 |
Kỹ năng tư duy phê phán (TDPP) |
6 |
0,892 |
0,637 |
3 |
Kỹ năng lãnh đạo (LD) |
6 |
0,927 |
0,694 |
4 |
Kỹ năng quản lý (QL) |
4 |
0,865 |
0,583 |
5 |
Kỹ năng giao tiếp (GT) |
6 |
0,888 |
0,597 |
6 |
Kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) |
7 |
0,906 |
0,689 |
7 |
Kỹ năng tư duy hệ thống (TDHT) |
7 |
0,933 |
0,738 |
8 |
Đạo đức nghề nghiệp (DDNN) |
7 |
0,912 |
0,585 |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả năm 2022
Nhóm tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) theo phương pháp trích Principals axis factoring kết hợp với phương pháp xoay Promax. 26 biến quan sát sau lần lượt bị loại bỏ gồm: Q36, Q43, Q25, Q34, Q5, Q26, Q9, Q13, Q30, Q29, Q28, Q17, Q21, Q35, Q22, Q39, Q20, Q2, Q8, Q24, Q16, Q15,Q14, Q23,Q33, Q27 do Factor loading nhỏ hơn 0,5, hoặc sai lệch Factor loading của biến quan sát giữa các nhân tố <0,3. Cuối cùng, kết quả EFA như Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả EFA thang đo kỹ năng mềm của nhân viên
Biến quan sát |
Nhân tố |
|
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
Q11 |
.885 |
|
|
|
|
Kỹ năng đọc, viết, tính toán và tư duy phê phán (D_V_TT_TDPP) |
Q3 |
.877 |
|
|
|
|
|
Q4 |
.733 |
|
|
|
|
|
Q7 |
.687 |
|
|
|
|
|
Q6 |
.684 |
|
|
|
|
|
Q10 |
.678 |
|
|
|
|
|
Q12 |
.595 |
|
|
|
|
|
Q1 |
.573 |
|
|
|
|
|
Q46 |
|
.919 |
|
|
|
Đạo đức nghề nghiệp (DDNN) |
Q42 |
|
.816 |
|
|
|
|
Q45 |
|
.755 |
|
|
|
|
Q44 |
|
.734 |
|
|
|
|
Q47 |
|
.696 |
|
|
|
|
Q16bis |
|
.627 |
|
|
|
|
Q41 |
|
.571 |
|
|
|
|
Q37 |
|
|
.881 |
|
|
Kỹ năng tư duy hệ thống (TDHT) |
Q40 |
|
|
.815 |
|
|
|
Q38 |
|
|
.776 |
|
|
|
Q19 |
|
|
|
.951 |
|
Kỹ năng quản lý (QL) |
Q18 |
|
|
|
.827 |
|
|
Q32 |
|
|
|
|
.689 |
Kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) |
Q31 |
|
|
|
|
.651 |
|
Eigenvalue |
10,971 |
1,707 |
1,314 |
1,19 |
1,08 |
|
Phương sai trích |
48,417 |
54,741 |
59,326 |
63,363 |
66,903 |
|
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả năm 2022
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 22 biến quan sát được nhóm thành 5 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều > 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều ≥ 0,3 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số KMO=0,908 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 2049,105 với mức ý nghĩa 0,000; do vậy, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 66,903% thể hiện rằng 5 nhân tố rút ra giải thích được 66,903% biến thiên của dữ liệu; do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 5 với eigenvalue=1,08.
Các nhân tố được trình bày cụ thể như Bảng 4.
Bảng 4. Các nhân tố khám phá
Nhân tố thứ nhất là Kỹ năng đọc, viết, tính toán và tư duy phê phán |
|
Q11 |
Bạn có thể tìm ra các quy tắc hoặc mối quan hệ giữa hai hay nhiều đối tượng và áp dụng chúng khi giải quyết vấn đề. |
Q3 |
Bạn có thể sắp xếp các ý tưởng, thông điệp bằng văn bản và các tài liệu như thư từ, văn bản hướng dẫn, các loại sách, báo cáo, đồ thị và các biểu đồ. |
Q4 |
Bạn có thể tiếp nhận và trả lời các thông điệp cơ bản khi giao tiếp bằng lời nói |
Q7 |
Bạn có thể xác định được mục tiêu, sự hạn chế, những sự thay thế, xem xét các rủi ro, đánh giá và lựa chọn sự thay thế tốt nhất. |
Q6 |
Bạn có thể nghĩ ra những ý tưởng mới. |
Q10 |
Bạn có thể tiếp thu và áp dụng kiến thức, kỹ năng mới từ nhiều nguồn ấn phẩm và tài nguyên kỹ thuật số. |
Q12 |
Bạn có sự cố gắng để đạt hiệu quả cao và kiên trì đạt tới mục tiêu. |
Q1 |
Bạn có thể thực hiện các phép tính cơ bản và tiếp cận các vấn đề thực tế khác nhau. |
Nhân tố thứ hai là Đạo đức nghề nghiệp, được ký hiệu là DDNN |
|
Q46 |
Bạn thể hiện thái độ tích cực trong công việc |
Q42 |
Bạn đến đúng giờ trong các cuộc họp và các sự kiện |
Q45 |
Bạn hiểu các quy trình và thủ tục của tổ chức |
Q44 |
Bạn có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn |
Q47 |
Bạn là người đáng tin cậy trong công việc |
Q16bis |
Bạn hành động có trách nhiệm. |
Q41 |
Bạn tham gia các cuộc họp và các sự kiện theo yêu cầu của tổ chức. |
Nhân tố thứ ba là Kỹ năng tư duy hệ thống, ký hiệu là TDHT |
|
Q37 |
Bạn biết cách đánh giá hoạt động hiệu quả của xã hội, tổ chức và hệ thống công nghệ. |
Q40 |
Bạn hiểu sự tương tác và mối quan hệ trong một nền kinh tế toàn cầu. |
Q38 |
Bạn biết làm thế nào để nhận ra những hoạt động hiệu quả xã hội, tổ chức và hệ thống công nghệ. |
Nhân tố thứ tư là Kỹ năng quản lý, được ký hiệu là QL |
|
Q19 |
Bạn có thể sắp xếp, lưu giữ, phân bổ và sử dụng các vật dụng\không gian một cách hiệu quả. |
Q18 |
Bạn có thể sử dụng hoặc chuẩn bị ngân sách, đưa ra dự báo, lưu giữ hồ sơ, và điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu. |
Nhân tố thứ năm là Kỹ năng công nghệ thông tin, được ký hiệu là (CNTT) |
|
Q32 |
Bạn có thể lựa chọn, phân tích thông tin và chuyển giao kết quả cho những người khác bẳng lời nói, bằng văn bản, đồ họa, hình ảnh hoặc các phương pháp đa phương tiện. |
Q31 |
Bạn có thể sắp xếp, xử lý và lưu giữ hồ sơ bằng văn bản hoặc trên máy vi tính và các phương tiện thông tin khác. |
Nguồn: Tác giả thực hiện
Các nhân tố (khái niệm) sau khi được đánh giá sơ bộ bằng phương pháp EFA và Cronbach’s Alpha sẽ được khẳng định lại bằng việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA).
Theo Thọ & Trang (2007), mô hình tới hạn được thiết lập để kiểm định giá trị phân biệt của tất cả các khái niệm nghiên cứu. Kết quả CFA cho thấy, mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường cao với các chỉ số như: Chi-square = 366,084, bậc tự do df = 199, GFI = 0,854, TLI = 0,927 và CFI = 0,937; Chỉ số Chi-square hiệu chỉnh (Chi-square/df) đạt 1,840 kết hợp với RMSEA = 0,068. Như vậy, các chỉ số trên cho thấy, dữ liệu khảo sát khá phù hợp với dữ liệu thị trường trong trường hợp nghiên cứu.
Kết quả từ sơ đồ Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được thực hiện trên phần mềm AMOS và bảng trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất là 0,595), khẳng định, tính đơn hướng (Steenkamp & Van trijp, 1991) và giá trị hội tụ của các thang đo (Gerbring & Anderson, 1988).
Kiểm định hệ số tương quan giữa các khái niệm (các nhân tố) cho thấy, tất cả các hệ số tương quan của các khái niệm (các nhân tố) đều nhỏ hơn 1 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, các khái niệm trên đều đạt được giá trị phân biệt (Steenkamp & Vantrijp, 1991).
Theo Hair (1998): “phương sai trích (Variance Extraxted) của mỗi khái niệm nên vượt quá 0,5”; và phương sai trích cũng là một chỉ tiêu đo lường độ tin cậy. Nó phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính bởi biến tiềm ẩn. Giá trị phương sai trích càng cao xảy ra khi các biến quan sát thể hiện trung thực khái niệm tiềm ẩn. Các thang đo trong mô hình đo lường có phương sai trích như Bảng 5. Phương sai trích của DVTT_TDPP=0,553; TDHT=0,726; QL=0,789; CNTT=0,638; DDNN=0,593. Tất cả các thang đo đều có phương sai trích trên 0,5.
Hệ số tin cậy tổng hợp (Construct Reability) được dùng để đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu trả lời. Hair (1998) cho rằng hệ số này trên 0,5. Hệ số tin cậy tổng hợp của DVTT_TDPP=0,907; TDHT=0,888; QL=0,882; CNTT=0,777; DDNN=0,91. Như vậy, các thang đo dùng để đo lường các khái niệm trong nghiên cứu này đều đạt được độ tin cậy. (Bảng 5)
Bảng 5. Độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích của các khái niệm
|
Độ tin cậy tổng hợp |
Phương sai trích |
DVTT_TDPP |
0,907 |
0,553 |
TDHT |
0,888 |
0,726 |
QL |
0,882 |
0,789 |
CNTT |
0,777 |
0,638 |
DDNN |
0,91 |
0,593 |
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả năm 2022
Các khái niệm được phát triển trong nghiên cứu này bao gồm: kỹ năng đọc, viết, tính toán và tư duy phê phán; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng tư duy hệ thống; kỹ năng quản lý; kỹ năng công nghệ thông tin. Các thang đo trên do tác giả kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu định lượng của các tác giả trước. Các thang đo này chỉ là khám phá ban đầu, cần có các nghiên cứu và phân tích sâu hơn nhằm hoàn thiện và khẳng định giá trị của thang đo trong việc đánh giá kỹ năng nghề nghiệp.
Nhân viên cần rèn luyện các kỹ năng tính toán và tiếp cận các vấn đề thực tế khác nhau, rèn luyện tư duy phê phán trong học tập cũng như trong công việc, tư duy hệ thống trong học tập cũng như làm việc. Biết cách đánh giá hoạt động hiệu quả của xã hội, tổ chức và hệ thống công nghệ cũng như sự tương tác và mối quan hệ trong một nền kinh tế toàn cầu. Kỹ năng quản lý đòi hỏi kỹ năng lập ngân sách, đưa ra dự báo, lưu giữ hồ sơ và điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu. Sắp xếp, lưu giữ, phân bổ và sử dụng các tài nguyên của công ty một cách hiệu quả. Nhân viên cần trang bị kỹ năng công nghệ thông tin để có thể lựa chọn, phân tích thông tin và chuyển giao kết quả cho những người khác bằng lời nói, văn bản, đồ họa, hình ảnh hoặc các phương pháp đa phương tiện. Đạo đức nghề nghiệp là sự thể hiện thái độ tích cực trong công việc. Hiểu và tuân thủ các quy trình và thủ tục của tổ chức. Tham gia các cuộc họp và các sự kiện theo yêu cầu của tổ chức để nắm được tình hình yêu cầu công việc, xây dựng hình ảnh người nhân viên người đáng tin cậy và có trách nhiệm trong công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Basic necessary skills for work in the current Vietnamese modern corporate environment
Master. Nguyen Tri Thong
Faculty of Business Administration, Ho Chi Minh City University of Food Industry
Abstract:
This study is to identify the basic necessary skills for work in the current modern corporate environment. In this study, 185 business managers and employers in Ho Chi Minh City were surveyed. The study finds out that there are 5 basic job skills that are interested by business and recruitment managers, including: reading, writing, mathematical calculation and critical thinking skills; professional ethics; systems thinking skills; management skills; and information technology skills.
Keywords: professional skills, corporate environment, employers.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết