Phải thể hiện trực tiếp về tính pháp lý của giao dịch điện tử


(CHG) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, sáng 11/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật và điều ước quốc tế
Thảo luận về dự án Luật, ĐBQH Dương Tấn Quân (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu rõ, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được xem là luật khung quy định những vấn đề kỹ thuật đặc thù trên môi trường điện tử. Sau 16 năm thực hiện, Luật đã có những đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế, xã hội, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát trong tất cả các lĩnh vực.
Phương thức giao dịch có nhiều thay đổi với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng số làm trung gian cho các giao dịch điện tử trực tuyến, qua đó đòi hỏi phải có khung pháp lý phù hợp, đáp ứng với nhu cầu thực tế. Vì vậy, theo đại biểu, việc Quốc hội xem xét sửa đổi toàn diện Luật để khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế của luật hiện hành là yêu cầu cấp thiết và phù hợp với thực tiễn.
Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Đại biểu Dương Tấn Quân cũng cơ bản nhất trí với bố cục của dự thảo Luật gồm 8 Chương, 57 Điều, vừa kế thừa các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, đồng thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát kỹ các nội dung của luật để bảo đảm phù hợp, toàn diện với các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cũng quan tâm đến tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo Luật với các luật liên quan, ĐBQH Đồng Ngọc Ba (Bình Định) cho rằng, cần tiếp tục rà soát kỹ hơn nữa bởi Luật này chỉ đưa ra những quy định về tính kỹ thuật để sử dụng phương tiện điện tử trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch còn hầu hết những nội dung kinh tế - xã hội của các giao dịch đó lại nằm ở các luật chuyên ngành, luật cụ thể.
Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Phân tích rõ hơn, đại biểu Đồng Ngọc Ba nêu ví dụ, tại khoản 3, Điều 11 của dự thảo Luật quy định “trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản phải được công chứng thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật công chứng”. Trong khi đó, Luật công chứng xác định, tính hợp pháp, tính xác thực, vấn đề không trái đạo đức của các giao dịch, các hợp đồng là vấn đề mang tính chuyên môn rất cao phải có công chứng viên hoạt động trong tổ chức hành nghề công chứng và các yêu cầu khác. Do đó, chưa có sự thống nhất giữa hai luật.
Làm rõ các quy định về dữ liệu trong giao dịch điện tử
Đóng góp ý kiến về dữ liệu trong giao dịch điện tử, đặc biệt là trong công chứng các giấy tờ, ĐBQH Phạm Đức Ấn (TP. Hà Nội) nêu rõ, dự thảo Luật vẫn rất nhiều chỗ coi giao dịch điện tử như phái sinh của giao dịch giấy và văn bản giấy. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 10 về giá trị pháp lý của giao dịch thông điệp dữ liệu quy định “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” hay là “Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc” ở Điều 12. “Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ” như tại Điều 13 cũng là cách thể hiện tương tự như vậy.
Đại biểu Phạm Đức Ấn (TP. Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
“Dự án Luật lần này cần phải thể hiện trực tiếp về tính pháp lý của giao dịch điện tử, về dữ liệu điện tử chứ không chỉ là tương đương nữa. Chính điều này cũng dẫn đến vướng mắc được đề cập liên quan đến vấn đề công chứng các giấy tờ bởi vì trong giao dịch điện tử, cách thức của vấn đề này hoàn toàn khác với việc công chứng”, đại biểu Phạm Đức Ấn nói.
Đại biểu Bùi Sỹ Hoàn (Hải Dương) phát biểu.
ĐBQH Bùi Sỹ Hoàn (Hải Dương) cũng cho rằng, tại khoản 16, Điều 3 dự thảo Luật quy định về xử lý dữ liệu, trong đó bao gồm hoạt động lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, tại khoản 13, Điều 3 dự thảo Luật lại quy định “dữ liệu số là dữ liệu được lưu trữ, xử lý bằng phương tiện điện tử”. Như vậy, quy định như trên là lặp lại, khái niệm xử lý đã bao gồm nội dung hoạt động lưu trữ ở trong đó. Để bảo đảm tính khoa học, thống nhất, đại biểu đề xuất snghiên cứu sửa đổi thành “dữ liệu số là dữ liệu được xử lý bằng phương tiện điện tử”.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị cân nhắc quy định cụ thể trình tự thực hiện việc chứng thực nhằm bảo đảm tính thống nhất với các quy định của pháp luật về việc chứng thực.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/thoi-su-quoc-hoi/phai-the-hien-truc-tiep-ve-tinh-phap-ly-cua-giao-dich-dien-tu-i307084/

Còn lại: 1000 ký tự
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3