Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022 gồm 7 điều quy định trong 3 chương tổng thể, nêu rõ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022, như: Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN; Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các Bộ, cơ quan trung ương; Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nghị quyết nêu rõ, việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN phải góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; ưu tiên bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn, khó khăn, biên giới hải đảo.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh tính chủ động, gắn với chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chi NSNN. Tiêu chí phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, kiểm tra và giám sát; bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch; từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các Bộ, cơ quan Trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối các cơ quan tư pháp; Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ. Khoản 2 điều 3 quy định rõ nguyên tắc phân bổ phải phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm giai đoạn 2022 - 2024, Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại NSNN, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc phân vùng dân số: vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn và vùng đô thị. Định mức phân bổ của ngân sách địa phương được xây dựng cho các lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, bảo đảm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Khoản 7 điều 3 quy định rõ Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc, tiêu chí sau đây:
a) Tiêu chí dân số là tiêu chí chính chia theo 4 vùng; kết hợp các tiêu chí bổ sung phù hợp với thực tế và đặc thù từng địa phương. Trong đó, nguyên tắc phân vùng dân số như sau:
- Vùng đặc biệt khó khăn, gồm:
+ Toàn bộ dân số ở các xã, phường, thị trấn, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực I, II) và dân số ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Toàn bộ dân số ở các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn, đơn vị thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Toàn bộ dân số ở các xã, phường, thị trấn đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Vùng khó khăn, gồm: Dân số ở các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn (không kể dân số các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, II) và dân số ở các xã thuộc vùng hải đảo (không kể dân số các xã hải đảo; phường, thị trấn thuộc vùng hải đảo) theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Vùng đô thị: Bao gồm dân số ở các phường, thị trấn còn lại (không kể dân số ở các phường, thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn);
- Vùng khác còn lại: Bao gồm dân số ở các xã thuộc khu vực còn lại;
b) Định mức phân bổ của ngân sách địa phương được xây dựng cho các lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, bảo đảm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách được Nhà nước ban hành, có hiệu lực đến thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết này (chưa bao gồm kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chính sách theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa). Từ năm ngân sách 2022, việc ban hành và thực hiện chế độ mới làm tăng chi NSNN thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật Ngân sách Nhà nước; Ngân sách Trung ương hỗ trợ đối với các địa phương sau khi đã sử dụng các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định mà chưa cân đối đủ nguồn lực để thực hiện. Trường hợp địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc sự cố nghiêm trọng, địa phương phải chủ động sử dụng dự toán ngân sách địa phương, bao gồm cả dự phòng, quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định để khắc phục; trường hợp vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ cho ngân sách địa phương;
c) Trường hợp dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước (không bao gồm chi đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) và dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tính theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức năm 2022 thấp hơn dự toán năm 2021 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao trong phạm vi quy định tại điểm b khoản này sẽ được hỗ trợ để không thấp hơn. Đối với số hỗ trợ cân đối chi ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được chủ động bố trí cơ cấu chi ngân sách địa phương năm 2022 theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển.
Về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị quyết quy định cụ thể đối với dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể căn cứ số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc của từng Bộ, cơ quan Trung ương. Điều 4 Nghị quyết định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế như sau:
+ Áp dụng định mức chung đối với khối các cơ quan Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ: Định mức phân bổ 72 triệu đồng/biên chế;
+ Áp dụng định mức theo phương pháp lũy thoái đối với các Bộ, cơ quan Trung ương còn lại (trừ các cơ quan Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều này): số biên chế do cơ quan có thẩm quyền giao cho từng Bộ, cơ quan Trung ương được chia thành các bậc khác nhau với quy mô biên chế của bậc đầu tiên là 100 biên chế trở xuống. Định mức phân bổ ngân sách giảm dần theo các bậc biên chế, cụ thể như sau:
Từ 100 biên chế trở xuống: Định mức phân bổ 70 triệu đồng/biên chế;
Từ biên chế thứ 101 đến 500: Định mức phân bổ 65 triệu đồng/biên chế;
Từ biên chế thứ 501 đến 1.000: Định mức phân bổ 61 triệu đồng/biên chế;
Từ biên chế thứ 1.001 trở lên: Định mức phân bổ 57 triệu đồng/biên chế.
- Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế quy định tại Điều này đã bao gồm:
+ Các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí, hội nghị, tổng kết; đoàn ra, đoàn vào; vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng; vận hành trụ sở cơ quan; chi hỗ trợ hoạt động cho công tác Đảng, đoàn thể trong cơ quan;
+ Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hằng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực; chi xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; chi hoạt động kiểm tra, giám sát;
+ Chi tiền lương, tiền công lao động và chi hoạt động cho các đối tượng hợp đồng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định;
+ Kinh phí bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thường xuyên các công trình cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ công tác chuyên môn; kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức theo quy định.
Đối với các lĩnh vực sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: NSNN không hỗ trợ chi thường xuyên. Đối với phân bổ dự toán chi quốc phòng, an ninh thì căn cứ nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ đối với con người và nhiệm vụ đặc thù để ưu tiên bố trí chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: NSNN hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí. Thực hiện khoán chi ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2022 - 2025 và yêu cầu giảm tối thiểu 15% so với giai đoạn 2017 - 2021. Đồng thời, yêu cầu dành nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương, ngân sách chỉ hỗ trợ kinh phí thực hiện cải cách tiền lương tối đa theo tỷ lệ ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên;
Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Được vận dụng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ như đối với lĩnh vực chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể. Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với giai đoạn 2016-2020 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa Xll về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán NSNN được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Khoản 2 điều 4 có quy định rõ, NSNN giảm cấp chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập đối với các khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ của từng lĩnh vực sự nghiệp công; dành kinh phí để tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, tăng chi mua sắm sửa chữa và tăng chi đầu tư phát triển, trên cơ sở đó cơ cấu lại các lĩnh vực chi thường xuyên và từng bước cơ cấu lại chi NSNN.
Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đầy đủ các quy định về hạch toán, kế toán và quản lý tài chính, có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hằng năm và báo cáo quyết toán hằng năm đối với từng nguồn kinh phí theo quy định; gửi cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và NSNN.
Về tổ chức thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị, giao Chính phủ tổ chức và chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương triển khai thực hiện; Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết này theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trong trường hợp bổ sung hoặc sửa đổi các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022 ngoài các quy định tại Nghị quyết này; Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết định mức phân bổ đối với từng tiêu chí, các mốc thời gian, cơ quan cung cấp số liệu làm căn cứ xác định dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022 và các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới, bắt đầu từ năm ngân sách 2022.
Một là, nhiều cơ quan Trung ương chưa sử dụng thẩm quyền trong việc ban hành định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc gắn với việc ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành, phạm vi quản lý, để các đơn vị trực thuộc có căn cứ và chủ động trong xây dựng, phân bổ, giao dự toán ngân sách hàng năm cho từng đơn vị (chủ yếu là các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3). Rất ít cơ quan cấp Bộ ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc gắn với các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành. Điều này đã ảnh hưởng tới sự chủ động trong phân bổ và thực hiện dự toán NSNN của các đơn vị trực thuộc tại các cơ quan Trung ương. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do sự thiếu chủ động của các cơ quan trong xây dựng và ban hành các tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc.
Hai là, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các nội dung lĩnh vực chi, cũng như đặc thù nhiệm vụ trong từng lĩnh vực, từng cơ quan. Phân bổ chi thường xuyên đối với các cơ quan Trung ương ngoài 4 lĩnh vực (quản lý hành chính, y tế, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học) thì các lĩnh vực còn lại chưa có tiêu chí phân bổ. Việc sử dụng tiêu chí phân bổ ngân sách lĩnh vực y tế, lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo nhiệm vụ và theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cũng chưa rõ ràng.
Ba là, phân bổ NSNN ngày càng có nhiều nội dung phong phú, đa dạng, luôn là vấn đề được quan tâm nhất của các cơ quan nhà nước và nhân dân. Phương pháp phân bổ NSNN chưa gắn với yếu tố thị trường, ít chú trọng đến những mục tiêu chiến lược có tác động định hướng, tác động đến đầu tư toàn xã hội. Trên thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước đã trình cơ quan có thẩm quyền việc phân bổ NSNN nhưng vẫn còn nhiều khoản chi chưa được phân bổ ngay (phân bổ chậm), phân bổ không hết, phân bổ làm nhiều đợt.
Bốn là, do sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội nên một số tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách không tính tới yếu tố trượt giá trong từng năm của thời kỳ ổn định ngân sách; đồng thời, cũng không tính tới các chính sách, chế độ mới ban hành, mức tăng chi của một số ngành, lĩnh vực và chưa bao gồm một số nội dung chi. Do đó, thường phát sinh việc phân bổ khoản bổ sung ngoài định mức.
Năm là, một số lĩnh vực đã có tiêu chí phân bổ ngân sách nhưng chưa khoa học, chưa phù hợp với tính chất, nội dung của lĩnh vực hoạt động. Ví dụ: chi sự nghiệp kinh tế không gắn với nội dung chi sự nghiệp kinh tế là duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hiện có, khuyến nông, khuyến công... mà việc phân bổ chi sự nghiệp kinh tế lại được tính trên 10% chi thường xuyên của 11 lĩnh vực (y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, quản lý hành chính, văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, quốc phòng, an ninh, khoa học công nghệ). Hay như việc chi khác được xác định bằng 0,5% tổng chi của 14 khoản chi, cho thấy cơ sở để xác định các tiêu chí phân bổ ngân sách còn chưa khoa học.
Sáu là, một số tiêu chí được sử dụng làm căn cứ phân bổ ngân sách nhưng việc áp dụng cũng cho thấy những bất cập đáng kể. Chẳng hạn, đối với tiêu chí dân số là tiêu chí chủ đạo (tiêu chí chính), nhưng ở các địa phương có dân số thấp, mật độ dân số thưa, diện tích rộng, địa hình phức tạp (như: Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Bình Phước,...), và một số địa phương (như các tỉnh Tây Nguyên), các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, các đô thị có số dân di cư lớn...) thì việc phân
bổ ngân sách cho từng lĩnh vực vẫn khó khăn về nguồn để đảm bảo các nhiệm vụ chi theo phân cấp. Với những vấn đề nêu trên cho thấy việc thực thi các tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách còn khó khăn, vướng mắc; tính bao quát, toàn diện còn chưa đảm bảo; tính hiệu quả, tính khoa học trong phân bổ NSNN còn thấp; tính khả thi, chấp hành trong các quy định về định mức phân bổ ngân sách còn chưa triệt để.
Thứ nhất, đối với định mức phân bổ chi thường xuyên cho các cơ quan trung ương: (i) Nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN đã ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối các cơ quan tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, do đó mức phân bổ cho các cơ quan này theo đầu biên chế đạt cao nhất (55 triệu đồng/biên chế/năm) nhưng nếu so với định mức phân bổ của giai đoạn trước đó thì mức tăng lại là thấp nhất; (ii) Quy định về phân bổ chi thường xuyên NSNN đối với quốc phòng, an ninh cũng chưa rõ ràng, chưa có các mức phân bổ cụ thể nên dễ gây ra sự không minh bạch; (iii) Việc chậm ban hành các nghị định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực cũng làm hạn chế hiệu quả phân bổ chi thường xuyên từ NSNN.
Thứ hai, định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp kinh tế chưa gắn với nhiệm vụ của nội dung chi sự nghiệp kinh tế là duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hiện có mà định mức phân bổ ngân sách sự nghiệp kinh tế lại được tính trên 10% chi thường xuyên của 11 lĩnh vực (y tế, giáo dục, đào tạo và dạy nghề…) hay định mức phân bổ ngân sách chi khác được xác định bằng 0,5% tổng của 13 khoản chi cho thấy cơ sở để xác định định mức phân bổ ngân sách còn chưa khoa học. Trong khi đó, việc xác định định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp bảo vệ môi trường lại khá phức tạp, đòi hỏi hệ thống dữ liệu thống kê kinh tế tài chính phải đầy đủ và cập nhật.
Thứ ba, cần xác định nguồn lực ngân sách trong từng giai đoạn cụ thể và căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn để xác định nhu cầu chi ngân sách. Trong việc hoàn thiện hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách cần đảm bảo phân bổ công bằng, khách quan, có tính tiên liệu, có tính tới các biến động kinh tế, nhưng không tạo ra động cơ tiêu cực trong thu, chi ngân sách, cũng như đảm bảo việc phân bổ ngân sách đơn giản, minh bạch, có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán định mức phân bổ ngân sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Allocating the state budget efficiently in accordance to Resolution No. 01/2021/UBTVQH15 of the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam
Nguyen Duc Trong
Hanoi University of Science and Technology
ABSTRACT:
Allocating the state budget efficiently, fairly and transparently is always a matter of concern to many people, especially experts, scientists and state budget managers. In Vietnam, the allocation of state budget has improved in recent years. Since the 2002 Law on State Budget took effect on January 1, 2004, the state budget allocation mechanism has significantly improved with a system of norms for the allocation of recurrent expenditures and development investment expenditures for each sector and each period of budget stability, and the authority to set these allocation norms becomes more clearly. In this mechanism, Resolution No. 01/2021/UBTVQH15 of the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam stipulates the principles, criteria and norms for the state budget allocation of recurrent expenditures in 2022.
Keywords: budget allocation, Resolution No. 01/2021/UBTVQH15, recurrent expenditure.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết