Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu về “RCEP và mở cửa với trình độ cao hơn”


(CHG) Nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 5/11/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã dự và phát biểu tại Diễn đàn cấp cao “RCEP và mở cửa với trình độ cao hơn” trong khuôn khổ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 5 và Diễn đàn Kinh tế quốc tế Hồng Kiều tại Thượng Hải, Trung Quốc theo hình thức ghi hình.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy, phát huy tốt vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN để ký kết Hiệp định RCEP vào tháng 11/2020. Ảnh VGP/Đức Tuân
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao vai trò Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch và tiến trình tự do hóa thương mại, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
Nhấn mạnh trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, với vai trò Chủ tọa đàm phán Hiệp định RCEP, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy, phát huy tốt vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN để ký kết Hiệp định vào tháng 11/2020.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dự và phát biểu theo hình thức ghi hình.
Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, các nền kinh tế thành viên RCEP cần tiếp tục tăng cường tin cậy và hợp tác; triển khai đầy đủ, hiệu quả các thỏa thuận và cam kết; chú trọng thúc đẩy các lĩnh vực như kết nối hạ tầng, chuyển đổi số, năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn... gắn với các mục tiêu, định hướng về phát triển bền vững, cân bằng, bao trùm, minh bạch; đề nghị Trung Quốc và các nền kinh tế lớn có sự ưu tiên, hỗ trợ để các nước ASEAN tận dụng và phát huy tối đa các cơ hội mà RCEP mang lại.
Diễn đàn cấp cao “RCEP và mở cửa với trình độ cao hơn” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 5 và Diễn đàn Kinh tế quốc tế Hồng Kiều.
Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc là một trong 10 hội chợ hàng đầu của Trung Quốc, được tổ chức thường niên từ năm 2018. Hội chợ do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề xướng. Năm nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia được mời tham gia trưng bày gian hàng quốc gia trực tuyến. Có khoảng 100 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông, thủy sản.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/pho-thu-tuong-le-van-thanh-phat-bieu-ve-rcep-va-mo-cua-voi-trinh-do-cao-hon-102221105164652088.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp phát triển logistics Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đề tài Giải pháp phát triển logistics Vùng đồng bằng sông Cửu Long do ThS. Trần Thị Hoa Lý (Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Những xu hướng và thách thức trong lĩnh vực chuyển đổi số đối với nhà máy sản xuất

Bài báo nghiên cứu "Những xu hướng và thách thức trong lĩnh vực chuyển đổi số đối với nhà máy sản xuất" do Nguyễn Anh Vũ (Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Một số vấn đề về địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng theo Luật Các Tổ chức tín dụng 2024

Bài nghiên cứu "Một số vấn đề về địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng theo Luật Các Tổ chức tín dụng 2024" do Phan Thỵ Tường Vi (Khoa Luật, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Kinh tế đêm - mô hình kinh tế đầy tiềm năng của Thành phố Hồ Chí Minh

Bài nghiên cứu "Kinh tế đêm - mô hình kinh tế đầy tiềm năng của Thành phố Hồ Chí Minh" do ThS. GVC. Trần Bá Thọ (Khoa Kinh tế, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Nghiên cứu về việc xây dựng các trung tâm chi phí nhằm kiểm soát chi phí của các bộ phận trong Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Đề tài Nghiên cứu về việc xây dựng các trung tâm chi phí nhằm kiểm soát chi phí của các bộ phận trong Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp do TS. Đinh Thị Kim Xuyến (Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3