Quý 1/2023, cả nước phát hiện, xử lý 28.028 vụ vi phạm


(CHG) Ngày 11/5, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì Hội nghị giao ban công tác quý 1/2023 và tổng kết Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phát biểu chủ trì hội nghị. Ảnh: Q.H
“Nóng” ma túy trên tuyến hàng không
Trình bày báo cáo tại Hội nghị, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Lê Thanh Hải nhấn mạnh, trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốchoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới giảm đáng kể. Các đối tượng chủ yếu lợi dụng thành lập doanh nghiệp mới, khai báo không đúng số lượng, chủng loại, xuất xứ, điều kiện nhập khẩu, kiểm tra chất lượng hàng hóa để né tránh kiểm tra, phát hiện của lực lượng chức năng… Hàng hóa vi phạm tập trung vào nhóm hàng tiêu dùng (vải, quần áo, giầy dép), bánh kẹo, các sản phẩm của động vật, pháo nổ, gia súc.
Phát biểu chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, thời gian qua, tình hình kinh tế-xã hội tuy đã phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương thảo luận tại hội nghị sẽ không nêu kết quả đạt được mà tập trung chia sẻ những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
Trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu ngoại, động thực vật hoang dã, đường cát, nội tạng động vật đông lạnh, rượu, mỹ phẩm… qua biên giới các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị diễn biến phức tạp.
Trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng cấm như ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu ngoại; buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ, đường cát, tân dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm qua các tuyến biên giới các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang diễn biến phức tạp.
Tuyến biên giới đường bộ có xu hướng giảm, nhưng trên tuyến biển, cảng biển, hoạt động này có chiều hướng diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng cấm như ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu ngoại, động vật hoang dã, hàng điện tử đã qua sử dụng; buôn lậu, vận chuyển hàng hóa có lợi nhuận cao (dầu DO, FO), than, quặng, phế liệu, dược phẩm, thực phẩm chức năng…
Địa bàn trọng điểm vẫn là khu vực cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. HCM và vùng biển Đông Bắc, Tây Nam... nhất là sau dịp Tết Nguyên đán có chiều hướng gia tăng.
Còn trên tuyến hàng không và bưu chính quốc tế, các đối tượng trong và ngoài nước đã móc nối, cấu kết thành các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển ma túy tổng hợp, vũ khí, vật liệu nổ, thuốc lá điếu ngoại, sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, thuốc tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, các loại hàng hóa có giá trị cao… qua các cảng hàng không quốc tế.
Đáng lưu ý, trong quý 1/2023, hoạt động mua bán, vận chuyển các chất ma túy qua đường hàng không quốc tế gia tăng cả về số vụ việc và khối lượng tang vật vi phạm. Hoạt động vận chuyển trái phép ma túy tổng hợp trên các chuyến bay từ châu Âu, Hoa Kỳ qua các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất vào Việt Nam có chiều hướng tăng.
Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa không hóa đơn, chứng từ vẫn còn diễn ra, nhất là trong dịp Tết như bánh kẹo, mỳ chính, rượu, xăng dầu, thuốc, tân dược...
Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu
Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh Covid-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại; việc ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong kinh doanh là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển phong phú, đa dạng; nhu cầu mua sắm hàng hóa, chăm sóc sức khỏe của người dân bằng hình thức online, trang mạng xã hội, chuyển phát nhanh, bưu điện… ngày tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Các đối tượng sẽ lợi dụng tình hình trên, tăng cường hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi hơn, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia xác định một số nhiệm vụ trọng tâm quý 2/2023.
Đó là, tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Điểm cầu tại các địa phương. Ảnh: Q.H
Yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương bám sát phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; đồng thời, xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp diễn biến tình hình địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ.
Áp dụng, mở rộng phạm vi ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; giáo dục cán bộ, công chức, sĩ quan nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không tham gia tiếp tay, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; biểu dương, đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khích lệ, động viên tinh thần, lan tỏa tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả./. 
Quý 1/2023, các lực lượng chức năng cả nước đã bắt giữ, xử lý 28.028 vụ việc vi phạm (giảm 11,24% so với cùng kỳ năm 2022).
Trong đó, phát hiện, bắt giữ 1.345 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng 68,34% so với cùng kỳ năm 2022); 25.595 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (giảm 14,54% so với cùng kỳ năm 2022); 1.088 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (tăng 30,93% so với cùng kỳ năm 2022); thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng (tăng 76,66% so với cùng kỳ năm 2022); khởi tố hình sự 278 vụ/679 đối tượng.
Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 28.037 vụ việc vi phạm.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/quy-12023-ca-nuoc-phat-hien-xu-ly-28028-vu-vi-pham-174168.html

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3