Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cơ khí (MTA Vietnam 2023)


(CHG) Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cơ khí sẽ diễn ra từ 11-13/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E., đây là cơ hội vàng cho ngành cơ khí Việt Nam.
Vào ngày 11-13 tháng 10 tới đây, tại Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm về ngành cơ khí (MTA Hanoi 2023) tại I.C.E Hà Nội.

Ảnh minh hoạ.
Triển lãm dự kiến quy tụ trên 140+ nhà trưng bày trên tổng diện tích 4.400 m2, đến từ 17+ quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ và các đơn vị trưng bày trong nước khác. Trong ba ngày diễn ra, triển lãm sẽ thu hút 5.000+ khách tham quan chuyên ngành.
MTA Hanoi 2023 sẽ giới thiệu đến cộng đồng sản xuất, chế tạo khu vực phía Bắc hàng nghìn công nghệ và giải pháp tiên tiến, phục vụ nhu cầu đầu tư thiết bị, máy móc nhằm nâng cao năng suất sản xuất của các khu công nghiệp tại Hà Nội cùng các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh,...
Đồng thời, sự kiện cũng cung cấp một chuỗi các buổi hội thảo chuyên sâu do những chuyên gia hàng đầu trong ngành dẫn dắt, tập trung vào công nghệ sản xuất thông minh, vật liệu bán dẫn và ứng dụng AI/IoT/Deep Learning.
Các hạng mục được trưng bày tại MTA Hanoi 2023 tập trung vào công nghệ tự động hóa; dụng cụ cắt & gia công cắt gọt; công nghệ đo lường & kiểm tra; máy cắt kim loại; máy định hình kim loại/ máy cắt kim loại tấm; đúc & khuôn mẫu; hệ thống & phần mềm tạo mẫu; công nghệ xử lý bề mặt & xử lý nhiệt; công nghệ hàn cùng các thiết bị, công nghệ, hệ thống phụ trợ khác.
Theo báo cáo sau sự kiện MTA Hanoi 2022, 74,1% nhà trưng bày tiếp cận được nguồn khách hàng mới; 73,5% đơn vị thành công trong việc tìm kiếm các nguồn đầu tư và cơ hội kinh doanh tại sự kiện. Cùng với đó, trên 80% khách tham quan hài lòng với chương trình, cập nhật các thông tin, xu hướng thị trường và nhà cung cấp mới thông qua triển lãm.
 
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3