Sẽ quy định cụ thể chứng từ của doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử


(CHG) Tổng cục Hải quan đã dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 178/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý biên lai thu thuế, lệ phí hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế (gọi tắt là Thông tư 178).
Sửa đổi để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh
Theo Tổng cục Hải quan, Thông tư 178 được áp dụng từ năm 2012 đã tạo thuận lợi cho các DN kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình xuất biên lai nếu sai thông tin sẽ phải hủy và viết lại biên lai mới mất rất nhiều thời gian. Đồng thời, hiện nay các căn cứ pháp lý tại Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn chứng từ đều quy định chứng từ bằng giấy phải được chuyển thành chứng từ điện tử.
Hoạt động kiểm soát hàng chuyển phát nhanh tại Công ty CP Hữu Nghị Xuân Cương. Ảnh: H.Nụ
Hiện các phương thức vận chuyển hàng hóa vào Việt Nam bằng dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế rất đa dạng. Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp (DN) chưa thực hiện được biên lai điện tử đối với DN cung ứng dịch vụ khai thay chủ hàng đối với gói, kiện hàng được NK hoặc xuất khẩu ra nước ngoài (trừ DN chuyển phát nhanh).
Do đó, nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí, rút ngắn thời gian, công khai minh bạch, Tổng cục Hải quan cho rằng, việc ban hành thông tư thay thế Thông tư 178 là cần thiết. Ngoài ra, việc có thông tư thay thế còn để đảm bảo thực hiện hiện đại hóa trong quản lý hải quan, tạo điều kiện cho các DN cung ứng dịch vụ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), thuận lợi cho công tác báo cáo đối chiếu của các DN với cơ quan quản lý.
Đặc biệt, việc ban hành thông tư thay thế Thông tư 178 nhằm hướng đến việc ứng dụng CNTT toàn diện, là bước phát triển tất yếu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập thế giới sôi động, đem đến nhiều tiện ích cho DN và người dân, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đòn bẩy cho kinh tế số ở Việt Nam phát triển. Trong đó, còn giảm chi phí cho người dân khi mua hàng và khuyến khích hoạt động cung ứng dịch vụ XNK.
Theo Tổng cục Hải quan, Thông tư được ban hành sẽ hướng dẫn các thủ tục theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Nội dung hướng dẫn về việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý biên lai thu thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa XNK đang được DN chuyển phát nhanh thực hiện và mở rộng thêm cho các DN khác tham gia khi các đơn vị đã triển khai chứng từ điện tử theo quy định. Do đó sẽ không phát sinh thêm các thủ tục hành chính đối với người nộp thuế, DN cung ứng dịch vụ.
Còn đối với cơ quan Hải quan, khi thông tư có hiệu lực, biên lai thu thuế, phí, lệ phí được áp dụng rộng rãi cho các DN tham gia cung ứng dịch vụ khai, nộp thay chủ hàng khi XNK; giảm công tác quản lý, thống kê bằng văn bản giấy, đồng bộ cùng với việc DN thông báo, báo cáo khi phát hành biên lai với cơ quan Thuế nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý của ngành Hải quan.
Nội dung rút gọn, không dàn trải
So với Thông tư 178 hiện đang gồm 5 chương với 14 điều thì dự thảo Thông tư thay thế đang được ban soạn thảo xây dựng gồm 3 chương với 10 điều nêu rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung biên lai, trách nhiệm của DN và cơ quan Hải quan, tạo biên lai, thông báo phát hành biên lai, sử dụng biên lai, quản lý biên lai, xử lý vi phạm hành chính về in, phát hành, quản lý và sử dụng biên lai…
Đồng thời, tại các điểm, khoản, điều của dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 178 cũng được xây dựng theo hướng quy định cụ thể, chi tiết, không dàn trải. Như vậy, tổng thể toàn bộ nội dung dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 178 đang được lấy ý kiến đã rút gọn và đi vào trọng điểm.
Theo đó, nội dung biên lai đang được dự thảo thông tư thay thế Thông tư 178 xây dựng theo hướng là ấn chỉ thuế do cơ quan Hải quan ủy nhiệm cho DN tạo ra trên các thiết bị tin học, để ghi nhận thông tin số thuế, phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính phải thu của khách hàng theo quy định pháp luật khi cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu chính, thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK.
Nội dung biên lai theo quy định tại khoản 2 Điều 32 và định dạng biên lai điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Điều đặc biệt, ngoài các nội dung bắt buộc theo hướng dẫn, các DN có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động quản lý, kinh doanh (kể cả lô gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo). Tuy nhiên, các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên biên lai.
Ngoài ra, nội dung ghi trên các liên biên lai cùng số phải giống nhau, nội dung phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; chữ phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có); các thông tin thể hiện trên biên lai phải khớp với thông tin tại tờ khai hải quan và các chứng từ khác trong hồ sơ hải quan.
Điểm mới tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 178 quy định rõ trường hợp DN nếu phát sinh mất, cháy, hỏng biên lai đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông báo với cục hải quan tỉnh, thành phố nơi DN đăng ký phát hành biên lai.
Trường hợp khách hàng làm mất, cháy, hỏng biên lai thì được sử dụng bản chụp liên lưu tại DN trên đó có xác nhận, đóng dấu (nếu có) của tổ chức thu phí, lệ phí kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng biên lai để làm chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính. DN và khách hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng biên lai.
Trong đó, DN phải báo với cục hải quan tỉnh, thành phố nơi DN đăng ký phát hành biên lai về việc mất, cháy, hỏng chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày xảy ra mất, cháy, hỏng. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 5) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Dự thảo thông tư thay thế cũng quy định các trường hợp tiêu hủy biên lai, trình tự, thủ tục tiêu hủy biên lai thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Tại dự thảo Thông tư thay thế cũng quy định về xử lý vi phạm hành chính về in, phát hành, quản lý và sử dụng biên lai. So với quy định tại Thông tư 178 tại dự thảo Thông tư thay thế, ban soạn thảo dự kiến chỉ giữ lại quy định việc xử lý vi phạm hành chính về in, phát hành, quản lý và sử dụng biên lai thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, phí, lệ phí./.
Còn lại: 1000 ký tự
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Bài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Đề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
​Nghịch lý thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".

Xem chi tiết
Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản

Bài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3