Sửa đổi Luật Giá đảm bảo quyền lợi của người dân nghèo


(CHG) Bộ Tài chính cho biết, Luật Giá (sửa đổi) đã cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến việc ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là người dân nghèo.
Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính cho biết, Luật Giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 13, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 thay thế Pháp lệnh giá năm 2002 đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự kinh tế.
Sau 9 năm thực hiên, Luật Giá đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng cũng phát sinh tồn tại, hạn chế và được Bộ Tài Chính tổ chức tổng kết, đánh giá chi tiết.
Trên cơ sở Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng dự án Luật Giá (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước.
Trong đó, xác định rõ ranh giới, mức độ, phạm vi, biện pháp điều tiết của Nhà nước đối với thị trường cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, khắc phục những tác động tiêu cực của thị trường, nhưng đồng thời vẫn phải bảo đảm quyền tự định đoạt, tự do kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới để làm tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tránh can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính.
Bên cạnh đó, phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nhất là đối tượng yếu thế nhưng không bao cấp; khắc phục những vướng mắc về thể chế, những lỗ hổng chính sách; những bất hợp lý của hệ thống pháp luật đang cản trở quá trình phát triển; tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, công khai thông tin doanh nghiệp; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Như vậy, Luật Giá (sửa đổi) đã cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến việc ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là người dân nghèo.
Trước hết, quy định về nguyên tắc quản lý, điều tiết của Nhà nước đã khẳng định, việc Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết giá trên cơ sở cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; qua đó, bảo vệ hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.
Bên cạnh đó, công tác quản lý giá cũng phải góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công; có chính sách về giá phù hợp với khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và các trường hợp theo quy định tại luật khác có liên quan. Những nguyên tắc này đảm bảo xuyên suốt tất cả các biện pháp quản lý, điều tiết của Nhà nước quy định tại Luật và hoạt động quản lý nhà nước về giá của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Về biện pháp định giá của Nhà nước, theo Bộ Tài chính, việc kiểm soát các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, có tính độc quyền cũng được đặt ra nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong các quan hệ kinh tế, giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đó.
Luật đã bổ sung thêm tiêu chí “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, đời sống người dân, sản xuất kinh doanh”. Thông qua đó, phần nào sẽ đảm bảo hài hòa quyền lợi, tác động tích cực đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên quan đến các quy định về biện pháp bình ổn giá, Bộ Tài chính cho hay, đã cụ thể hóa việc triển khai bình ổn giá trong các trường hợp nhằm đảm bảo thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.
Cùng với đó, việc củng cố các biện pháp bình ổn giá theo hướng tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để kịp thời ổn định mặt bằng giá hàng hóa, dịch vụ trong các trường hợp khẩn cấp cũng là một điểm mới của dự thảo Luật Giá (sửa đổi) nhằm hướng đến việc bảo vệ quyền, lợi ích của ngườ dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngoài ra, các biện pháp về kê khai giá, niêm yết giá cũng được quy định rõ tại Luật nhằm đảm bảo các biện pháp kiểm soát gián tiếp đối với giá hàng hóa, dịch vụ; hướng đến tăng cường công khai, minh bạch trong việc mua, bán, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, trong đó có quyền, lợi ích của người dân, nhất là người dân nghèo./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng

Đề tài Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng do NGUYỄN TRUNG SƠN (Giám đốc Hợp tác xã Enna Glamping Suối Giàng) - TS. HOÀNG SĨ THÍNH (Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - ThS. PHẠM XUÂN PHÚ (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Đề tài Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 do ThS. Phạm Thị Tươi (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Tìm giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý, phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững

Đề tài Tìm giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý, phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững do ThS. Trần Phương Tâm An (Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3