Thực hiện 3,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến


(CHG) Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có hơn 600 triệu lượt truy cập, hơn 4,3 triệu hồ sơ trực tuyến, 3,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến được thực hiện từ Cổng.

Theo Văn phòng Chính phủ, với sự tham gia của các bộ, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 4.405 dịch vụ công trực tuyến (đạt 68%), tăng 1.200 dịch vụ so với cùng kỳ năm 2022, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 68 và Nghị quyết số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thực hiện kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có hơn 600 triệu lượt truy cập, hơn 4,3 triệu hồ sơ trực tuyến, 3,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến được thực hiện từ Cổng, tăng 526% so với cùng kỳ năm 2022, trung bình mỗi ngày tiếp nhận, xử lý khoảng 100 nghìn hồ sơ, giao dịch thanh toán trực tuyến.
Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu thực hiện so với yêu cầu của Chính phủ còn thấp; một số dịch vụ công trực tuyến còn chưa được tái cấu trúc quy trình theo hướng lấy người dùng làm trung tâm nên chất lượng thực hiện chưa cao. Tỷ lệ đồng bộ trạng thái hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia để theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng còn thấp, thậm chí có bộ trong quý I/2023 không đồng bộ hồ sơ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, còn một số bộ, ngành chưa thực hiện hoặc thực hiện đạt kết quả thấp. Việc cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử của Bộ Công an mới đạt 4,79%, Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt 4,34%, thậm chí, Bộ Tư pháp chỉ đạt 1%.
Một số bộ, ngành tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia còn thấp như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là 9,4%, trong khi yêu cầu của Chính phủ là 70% trong tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết.
Còn lại: 1000 ký tự
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

​CHG - Trước những thành tựu, thách thức và cơ hội phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp. Thực hiện sáng tạo, hiệu quả những chủ trương và giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đề ra tạo nên động lực mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với một thế hệ hội viên nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết
Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19

Đề tài Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19 do ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (Khoa Quản trị và Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn ở tỉnh Bình Thuận

​CHG - Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm của đất nước hiện nay. Đã có những tín hiệu tích cực cho thấy khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả và kỳ vọng sẽ đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Là một tỉnh nằm “cận kề” vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng phát triển, Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển bền vững, nâng cao khả năng chống chịu cả về kinh tế, xã hội, môi trường và phát huy được các lợi thế, điểm mạnh của mình.

Xem chi tiết
Tỉnh An Giang phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

​CHG - Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát huy vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện để thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Trong đó, trọng tâm là xây dựng hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3