Thực hiện tốt vai trò kết nối cung- cầu hàng hóa với Đồng bằng sông Cửu Long


(CHG) Ngày 11/3, tại Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. HCM với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và phương hướng đến năm 2025, lãnh đạo 14 tỉnh, thành đã thống nhất ký kết thỏa thuận nhằm kết nối đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là xuất khẩu hàng hóa.

TP. HCM đã có nhiều chương trình hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho vùng ĐBSCL

Kết nối cung - cầu hàng hóa

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, ĐBSCL có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường... Trong những năm qua, TP. HCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của các bên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của từng địa phương và cà vùng.

Trong thời gian qua, các chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. HCM và các tỉnh các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có sức lan tỏa rộng trên nhiều lĩnh vực.

Các dự án kết nối được triển khai một cách hiệu quả, đã góp phần tăng thu ngân sách và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre, trong những năm qua, TP. HCM đã tạo cơ hội cho sản phẩm hàng hóa của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà phân phối, thâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử trên địa bàn thành phố, góp phần tích cực vào giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản và sản phẩm chế biến của các địa phương, cũng như tạo cơ hội cho hoạt động quảng bá, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường ngoài nước.

Bến Tre đã xây dựng một số chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và đạt được một số kết quả khả quan. Đây chính là thế mạnh để tỉnh phát triển trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu. Đặc biệt là hạ tầng giao thông đang được tập trung đầu tư, tạo kết nối thuận lợi trong nội tỉnh và liên vùng...

Các sở, ngành của các địa phương tại vùng ĐBSCL đã tạo được mối quan hệ, sự gắn kết ngày càng chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin, kinh nghiệm quản lý và các công tác chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Qua đó, các doanh nghiệp của TP. HCM đã tìm kiếm được cơ hội và lợi ích khi đầu tư tại vùng ĐBSCL, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp. Thị trường tiêu thụ của TP. HCM được đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn và ổn định.

Thỏa thuận hợp tác đến năm 2025

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, chương trình hợp tác giữa TP. HCM và các tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong đó, lãnh đạo một số tỉnh chưa quan tâm đúng mức, chưa chỉ đạo sâu sát trong việc thực hiện chương trình hợp tác; chưa thường xuyên theo dõi, sắp xếp thời gian giải quyết và tháo gỡ các vấn đề phát sinh; dẫn đến việc liên kết trong một số lĩnh vực có những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhưng chậm tháo gỡ.

Qua thời gian triển khai hợp tác, các hoạt động, chương trình chưa có chiều sâu. Các cuộc gặp gỡ giữa các cơ quan tỉnh và thành phố còn hình thức, đặt nặng về các tuyên bố chung trong hợp tác, chưa bàn bạc thảo luận chuyên sâu các lĩnh vực có thể hợp tác hiệu quả, chưa có kế hoạch cụ thể triển khai chương trình. Các sở, ban, ngành không chủ động triển khai chương trình thuộc lĩnh vực mà ngành mình quản lý; chưa nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết giải pháp thực hiện mà trông chờ sự hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc của cấp trên. Do đó, khi thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến kết quả chung.

Bên cạnh đó, một số chương trình hợp tác chưa đi vào trọng tâm, triển khai dàn trải trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Hầu như sở, ban, ngành nào cũng có nội dung và chương trình hợp tác; không xác định được lĩnh vực nào là trọng tâm và đột phá dẫn đến việc không tận dụng được thế mạnh của từng bên. Chương trình hợp tác trong cùng một lĩnh vực cũng còn chung chung và không có điểm nhấn dẫn đến thiếu hiệu quả trong từng lĩnh vực.

Nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của các bên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế giữa TP. HCM và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, tại hội nghị đã diễn ra Lễ kí kết Bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. HCM và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đến năm 2025.

Mục tiêu của hợp tác nhằm chuyển hóa tiềm năng, lợi thế của các bên thành giá trị cụ thể, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng ĐBSCL và cả nước; tạo cầu nối để doanh nghiệp các bên liên kết, hợp tác với nhau; thúc đẩy hợp tác công - tư trên nguyên tắc cùng có lợi và đóng góp vào sự phát triển chung của các bên; trao đổi kinh nghiệm về cải cách hành chính, quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

Trong đó, các tỉnh, thành chú trọng các lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông; phát triển du lịch; kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại; hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bên quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện triển khai các chương trình hợp tác song phương, giữa TP. HCM với từng đia phương trong vùng ĐBSCL. Trong đó, TP. HCM - thành phố Cần Thơ, hỗ trợ thành lập Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/tp-ho-chi-minh-thuc-hien-tot-vai-tro-ket-noi-cung-cau-hang-hoa-voi-dong-bang-song-cuu-long-172314.html

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán

Bài báo nghiên cứu "Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán" do ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng

Đề tài Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng do NGUYỄN TRUNG SƠN (Giám đốc Hợp tác xã Enna Glamping Suối Giàng) - TS. HOÀNG SĨ THÍNH (Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - ThS. PHẠM XUÂN PHÚ (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Đề tài Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 do ThS. Phạm Thị Tươi (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3