TP.HCM: Chi hơn 870.000 tỷ đồng đề hoàn thành Đề án phát triển Hệ thống đường sắt đô thị


(CHG) - TP.HCM đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ hoàn thành 6 tuyến metro, với tổng kinh phí thực hiện hơn 870.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 36 tỷ USD).
Tại Kỳ họp lần thứ 17 HĐND TP.HCM hôm 15/7, ông Dương Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã trình đại biểu HĐND khóa X xem xét Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM, theo Kết luận số 49 năm 2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
DNH
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - Dương Ngọc Hải đọc tờ trình Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM tại Kỳ họp hôm 15/7 (Ảnh: Hải Uyên)
Theo Phó Chủ tịch Dương Ngọc Hải, việc xây dựng các tuyến Metro được xem là "xương sống" của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của thành phố. Nên đây là một trong những tờ trình quan trọng của kỳ họp lần này.
Trước đó, Đề án này đã được UBND TP.HCM báo cáo tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI vào tháng 6/2024. Sau khi HĐND TP thông qua nội dung, dự kiến Đề án được trình Quốc hội và Chính phủ tại kỳ họp cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025. Ông Dương Ngọc Hải cho hay.
Tại Đề án này, TP.HCM đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 sẽ phải hoàn thành 2 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 31km, 24 nhà ga cùng 2 depot (mức đầu tư khoảng 91.000 tỷ đồng).
Theo lộ trình này, đến năm 2035, TP.HCM sẽ tiếp tục hoàn thành 6 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 183km, 148 nhà ga, với tổng mức đầu tư hơn 871.200 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình xây dựng). Đến năm 2045, TP.HCM sẽ xây dựng và hoàn thành tổng cộng 351km đường sắt đô thị. Năm 2060, dự kiến toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị 10 tuyến, tổng chiều dài 510km sẽ được hoàn thành.
MT
Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM, dự kiến sẽ đưa vào vận hành quý 4/2024 (Ảnh: Hải UYên)
Phó Chủ tịch Dương Ngọc Hải cũng cho biết, Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM được đề xuất khoảng 28 cơ chế đặc thù, "vượt trội” thuộc 6 nhóm về quy hoạch; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục, thẩm quyền đầu tư xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, định mức, đơn giá; tổ chức quản lý, khai thác.
Theo Phó Chủ tịch Dương Ngọc Hải, những cơ chế này được đưa ra sau quá trình đúc kết từ thực tiễn và khó khăn, vướng mắc khi triển khai dự án metro số 1, 2. Đồng thời, vốn để triển khai các dự án sẽ được huy động tối đa mọi nguồn lực Nhà nước, đa dạng hóa các phương thức đầu tư. Trong đó, ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định để đầu tư toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị giai đoạn đến năm 2035.
Cùng với đó là sử dụng các nguồn vốn từ tăng thu ngân sách, thu từ phát triển đô thị theo mô hình TOD, phát hành trái phiếu, đầu tư công, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu...
Còn lại: 1000 ký tự
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.

Xem chi tiết
2
2
2
3