TP.HCM: Sẽ chi hơn 8.000 tỷ đồng để mở đại lộ Võ Văn Kiệt nối dài đến Long An


(CHG) - Thông tin mới nhất từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Tp.HCM cho biết, đã có đề xuất triển khai xây dựng nối dài đường Võ Văn Kiệt đến Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tp.HCM, đề xuất này là một phần trong đề án kết nối giao thông giữa tp.HCM và Long An nhằm tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương. Đồng thời, giúp giảm lượng xe đang đổ dồn hướng từ khu vực các tỉnh miền tây lên Tp.HCM qua QL1A hiện nay.
nút giao VD3
Tuyến đường nối dài sẽ được kết nối với nút giao Vành đai 3, sẽ trở thành trục giao thông quan trọng trong việc luân chuyển hàng hóa đến các "trạm" logistics lớn của Tp.HCM và Long An
Cụ thể, tuyến đường Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông – Tây) sẽ được triển khai kéo dài từ điểm cuối cùng của đường Võ Văn Kiệt tại QL1A (huyện Bình Chánh) đi ngang qua KCN Lê Minh Xuân, tiếp nối vào điểm giao của đường Vành đai 3 và điểm cuối cùng là khu vực Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô ở huyện Đức Hòa, Long An.
Về quy mô dự án, đoạn tiếp tuyến mới dài khoảng 12,5km, rộng 60m, với tổng vốn đầu tư khoảng 8.400 tỉ đồng. Dự án được dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Được biết, đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ, hay còn được gọi là đại lộ Đông Tây, là một trong những tuyến đường quan trọng của Tp.HCM kết nối với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đây là tuyến đường duy nhất trong nội đô mà đi qua 7 quận, huyện của Tp.HCM, gồm quận 1, 5, 6, 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh và TP. Thủ Đức.
Sơ đồ đường VVK nối dài
Đường Võ Văn Kiệt nối dài sẽ góp phần chia sẻ "gánh nặng" về giao thông qua QL1A, hướng giữa khu vực miền Tây - Tp.HCM
Dự án này đã được khai thác từ năm 2009, có tổng mức đầu tư hơn 13.400 tỷ đồng, đáp ứng 6-10 làn xe. Đường này có chiều dài gần 24 km, trong đó có một đoạn đường hầm dài 1,49 km để vượt qua sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm). Riêng đoạn từ cầu Calmette (Quận 1) đến điểm cuối là nút giao với QL1A (huyện Bình Chánh) dài khoảng 13km.
Giới chuyên môn đánh giá cho rằng, sau khi hình thành tuyến đường không chỉ “gánh” bớt vấn nạn quá tải lưu thông hiện nay của QL1A, mà còn là trục đường chính trong việc vận chuyển hàng hóa của khu vực Miền Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và từ các khu công nghiệp lớn đến các “trạm” logistics lớn là Cát Lái (Tp.HCM) và Cảng Quốc tế Long An (Long An).
Trước đó, Sở GTVT Tp.HCM và Sở GTVT tỉnh Long An đã có buổi họp và thống nhất về 23 tuyến đường nối giữa 2 địa phương cần được ưu tiên đầu tư, để phục vụ cho việc kết nối giao thông giữa các cụm công nghiệp, cảng hàng hải, các khu vực kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế của hai địa phương.
Trong đó, có 7 vị trí kết nối đặc biệt quan trọng cần được xem xét triển khai đầu tư ngay, gồm: đường Võ Văn Kiệt nối dài; quốc lộ 50 mở rộng; đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) kết nối với đường tỉnh 826C (huyện Cần Guộc); đường Long Hậu (huyện Nhà Bè) kết nối với đường tỉnh 826E (huyện Cần Guộc) tại vị trí cầu Long Hậu; đường song song quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) kết nối với đường Trục động lực (huyện Cần Guộc); đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn) kết nối với đường tỉnh 824 (huyện Đức Hòa) tại vị trí cầu Lớn.
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3