(CHG) - Mới đây, tại buổi làm việc giữa Bộ giao thông vận tải (GTVT) và lãnh đạo các tỉnh thành có Vành đai 4 Tp.HCM đi qua, đã cùng nhau thống nhất sẽ được giao cho từng địa phương làm cơ quan thẩm quyền triển khai xây dựng.
Dự án đường vành đai 4 với tổng kinh phí đầu tư khoảng 106.000 tỷ đồng cho giai đoạn 1, chiều dài 207km và đi qua 5 địa phương, bao gồm: Tp.HCM dài 17,3km (vốn đầu tư dài khoảng 14.502 tỷ đồng), Bình Dương dài 47,5km (vốn đầu tư khoảng 18.993 tỷ đồng), Đồng Nai dài 45,6km (vốn đầu tư khoảng 17.300 tỉ đồng), Long An dài 78km (vốn đầu tư khoảng 47.068 tỷ đồng) và Bà Rịa – Vũng Tàu dài 18,1km (vốn đầu tư khoảng 8.100 tỷ đồng).
Thứ trưởng Bộ GTVT - Lê Tuấn Anh đề nghị các địa phương nhanh chóng kiểm tra, đối chiếu và ra soát quy hoạch hiện hữu để kịp triển khai Dụ án Vành đai $ TP.HCM đúng kế hoạch
Theo kế hoạch, dự án Vành đai 4 Tp.HCM sẽ được hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, để trình Quốc hội vào giữa năm nay, năm 2025 sẽ khởi công và hoàn thành năm 2028.
Vì vậy, hôm 22/2 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND Tp.HCM và các địa phương có đường Vành đai 4 đi qua, về tình hình triển khai thực hiện dự án xây dựng.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi đã đặt ra yêu cầu phải quyết tâm khởi công Dự án vào năm 2025. Bởi đây là dự án kết nối với tất cả các tuyến cao tốc, quốc lộ của trong khu vực. Nên đoạn nào hoàn thành trước thì có thể đưa vào khai thác ngay, nhằm phát huy hiệu quả của các tuyến hướng tâm.
Qua quá trình nghiên cứu, các địa phương đã thống nhất đưa ra hai phương án để triển khai. Theo đó, Phương án 1: các địa phương là cơ quan có thẩm quyền triển khai từng dự án tại mỗi tỉnh và Phương án 2 là gộp toàn bộ tuyến Vành đai 4 Tp.HCM thành một dự án để thực hiện.
Kết quả sau khi trao đổi, lấy ý kiến thì các địa phương đều thống nhất ủng hộ việc chọn Phương án 1. Bởi các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường Vành đai 4 Tp.HCM dựa vào tình hình thực tế sẽ thuận lợi hơn.
Vành đai 4 Tp.HCM rất nhiều kỳ vọng trong kết nối vùng và khu vực
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn đề nghị các cơ quan thuộc Bộ GTVT như Cục Đường bộ, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Viện Chiến lược và phát triển GTVT tham mưu cho Bộ, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chi tiết, phân tích lưu lượng giao thông qua tuyến.
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ GTVT - Lê Anh Tuấn cũng cho biết, Bộ GTVT kỳ vọng Dự án Vành đai 4 Tp.HCM không chỉ là tuyến liên kết vùng Đông Nam Bộ mà còn mở ra hướng kết nối thông thoáng với khu vực Tây Nguyên.
Thứ trưởng Lê Tuấn Anh cũng đề nghị, Sở GTVT các tỉnh có tuyến Vành đai 4 Tp.HCM đi qua phải khẩn trương đối chiếu, rà soát quy hoạch hiện hữu. Cũng như đề xuất các cơ chế đặc thù cho từng địa phương, đặc biệt là nguồn vốn Trung ương hỗ trợ các địa phương để triển khai dự án đúng kế hoạch và đủ chuẩn.
2