Trên 90% vốn đầu tư công năm 2023 đã được phân bổ


(CHG) Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hết tháng 1/2023, tổng số vốn đầu tư công năm 2023 đã phân bổ là trên 638.613 tỷ đồng, đạt trên 90% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Trên 90% vốn đầu tư công năm 2023 đã được phân bổ

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 là 756.111,862 tỷ đồng (không bao gồm 6.753 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển đã giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 18/11/2022 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 hỗ trợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao). Trong đó, vốn trong nước là 727.111,86 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 33/52 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn lại 19 bộ, cơ quan trung ương, Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023.

Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 14/33 bộ, cơ quan trung ương và 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Sau khi nhận được báo cáo phân bổ vốn của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã rà soát và có ý kiến đối với các trường hợp phân bổ vốn không đúng quy định và đề nghị các bộ, địa phương rà soát, phân bổ vốn đảm bảo theo đúng quy định Luật Đầu tư công và Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 3/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Tài chính đã có công văn số 03/BTC-ĐT ngày 3/1/2023 về việc đôn đốc phân bổ, nhập dự toán Tabmis và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Trên 638.613 tỷ đồng đã được phân bổ

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 31/1/2023, tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn NSNN năm 2023 đã phân bổ là 638.613,081 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,198 tỷ đồng). Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương mà các địa phương giao tăng là 36.180,476 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 602.432,605 tỷ đồng, đạt 85,20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 104.611,593 tỷ đồng, chiếm 14,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, số vốn chưa phân bổ của các bộ, cơ quan trung ương là 22.751,426 tỷ đồng, chiếm 11,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 21.682,581 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.068,845 tỷ đồng).

Số vốn chưa phân bổ tại các địa phương là 81.860,167 tỷ đồng, chiếm 15,96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 79.951,771 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.908,396 tỷ đồng).

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình MTQG), trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 14/33 bộ, cơ quan trung ương và 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Hải Phòng (100%), Ninh Bình (100%), Văn phòng Trung ương Đảng (80,2%).

Nguyên nhân vốn trong nước chưa phân bổ chủ yếu là do các dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết kế hoạch vốn (trong đó chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội); vốn nước ngoài chưa phân bổ do chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư.

Bộ Tài chính cũng cho biết, qua quá trình thực hiện việc kiểm tra, rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính nhận thấy còn một số vấn đề còn tồn tại như: Phân bổ vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện giải ngân (dự án khởi công mới chưa có quyết định đầu tư; dự án chuẩn bị đầu tư chưa có dự toán chuẩn bị đầu tư được phê duyệt; phân bổ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cho một số dự án không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội…).

Theo đó, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị điều chỉnh lại kế hoạch phân bổ chi tiết theo đúng quy định làm căn cứ để nhập dự toán và kiểm soát thanh toán cho các dự án.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/tren-90-von-dau-tu-cong-nam-2023-da-duoc-phan-bo-102230201091830461.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Nghiên cứu động lực ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới sáng tạo mở của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Đề tài Nghiên cứu động lực ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới sáng tạo mở của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam do Nguyễn Thị Lan Anh1 - Nguyễn Thị Thư1 - Nguyễn Đức Toàn1 - Dương Thị Trâm Anh1 - Đào Mai Khánh1 - ThS. Trịnh Thị Nhuần2* (1Sinh viên Lớp K58A1 - Đại học Thương mại - 2Giảng viên Viện Quản trị kinh doanh - Đại học Thương mại) thực hiện.

Xem chi tiết
Thông tin ban đầu về vụ lật thuyền tại TX Quảng Yên

(CHG) Thông tin từ UBND phường Hà An (TX Quảng Yên) cho biết, vào hồi 5h30 phút sáng nay, 25/4, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan.

Xem chi tiết
Đẩy mạnh hoạt động TikTok trong quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam

Bài báo nghiên cứu "Đẩy mạnh hoạt động TikTok trong quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam" do ThS. Bùi Thiện Đức Thịnh - ThS. Lê Đỗ Thiên Trúc (Trường Đại học Sài Gòn) thực hiện.

Xem chi tiết
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

​CHG - Trước những thành tựu, thách thức và cơ hội phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp. Thực hiện sáng tạo, hiệu quả những chủ trương và giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đề ra tạo nên động lực mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với một thế hệ hội viên nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết
2
2
2
3