Tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi chính sách


(CHG) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật.
Cho ý kiến về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Sáng 12/6, tại Nhà Quốc hội, khai mạc phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo Luật, Nghị quyết thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 5. Phiên họp diễn ra từ ngày 12 - 15/6. Chủ tịch Quốc hội điều hành các nội dung phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp.
Cụ thể, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi).
Bên cạnh đó, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Đồng thời, cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án: Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Tiếp đó, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng"; cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP. HCM; Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Đáng chú ý, cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo: Nghị quyết chung kỳ họp (trong đó có nội dung về giảm thuế giá trị gia tăng; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét; chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam); Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.
Những nội dung chưa “chín” cần nghiên cứu kỹ lưỡng
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành đợt 1 của Kỳ họp thứ 5 với 17 ngày làm việc, cơ bản hoàn thành các nội dung đã đề ra.
Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo Luật, Nghị quyết thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 5.
Tại đợt 2 của Kỳ họp sắp tới, Quốc hội sẽ chủ yếu tiến hành biểu quyết thông qua các dự án Luật, Nghị quyết. Từ ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ liên tục tổ chức họp để cho ý kiến về các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ cho ý kiến về 8 dự án Luật, trong đó có 6 dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4; 2 dự án Luật đã được bổ sung để thông qua theo quy trình 1 Kỳ họp. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về 9 dự thảo Nghị quyết.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu, cơ quan hữu quan cần thực sự cầu thị, tích cực lắng nghe để tiếp thu, giải trình đầy đủ, kỹ lưỡng các ý kiến của các cơ quan, các đại biểu Quốc hội.
Với mong muốn nâng cao chất lượng của hệ thống thể chế pháp luật lên mức cao nhất, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì cần đảm bảo không có bất kỳ ý kiến nào của đại biểu Quốc hội không được tiếp thu, giải trình một cách thỏa đáng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc thực hiện tiếp thu, giải trình, chỉnh lý cần đảm bảo đúng theo quy trình, nguyên tắc quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đưa vào luật những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy trình, đủ “chín”, đủ rõ, cấp bách, có sự đồng thuận thống nhất cao.
"Những nội dung chưa “chín”, chưa đủ rõ, chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa đánh giá tác động đầy đủ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng" - Chủ tịch Quốc hội nói, đồng thời nhấn mạnh, cần đảm bảo tinh thần công khai, minh bạch, quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật.
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý. Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ý kiến, sẽ hình thành phương án xin ý kiến cơ quan trình.
Đánh giá sáng kiến chia Kỳ họp làm 2 đợt để có thời gian tiếp thu, giải trình, chỉnh lý là hợp lý, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần tiến hành công việc càng sớm càng tốt, tận dụng thời gian nghỉ giữa hai đợt để triển khai khẩn trương, kịp thời công việc./.
Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3