Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm vào Việt Nam


(CHG) Thủ tướng Chính phủ vừa ra Công điện số 426/CĐ-TTg ngày 18/5/2023 yêu cầu ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.
Trước tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam đang diễn ra phổ biến, phức tạp tại các địa phương có đường biên giới chung với các nước dẫn đến nguy cơ lây lan các chủng virus cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Thủ tướng Chính phủ vừa ra Công điện số 426/CĐ-TTg ngày 18/5/2023 yêu cầu ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán,vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.
Công điện nêu rõ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng và Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, Gian lận thương mại và Hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh, thành phố biên giới: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông… để ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào Việt Nam. Trường hợp phát hiện các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Chỉ đạo lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 của địa phương tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm; tổ chức tuyên truyền cho người dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm và tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.
Đồng thời, thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y Thế giới để thúc đẩy xuất khẩu.
Cần kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định tại Điều 6 c ủa Luật Thú y năm 2015 để bảo đảm nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chỉ dạo cơ quan chuyên môn thú y tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác giảm sát chủ động, phát hiện sớm các ổ dịch Cúm gia cầm để xử lý, không để dịch lây lan trên diện rộng; Tổ chức thực hiện Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”.
Thủ tướng Chính phủ đồng thời yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chức năng thông tin tuyên truyền tới người dân về việc phòng, chống dịch, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.
Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới; Chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới.
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép vào Việt Nam; kinh doanh trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan truyền thông tăng cường công tác truyền thông nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép; Vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.
Bộ Y tế chủ động hướng dẫn người dân phòng, chống bệnh Cúm gia cầm có khả năng lây sang người.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam; phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các Bộ ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam./.
Còn lại: 1000 ký tự
Nghiên cứu động lực ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới sáng tạo mở của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Đề tài Nghiên cứu động lực ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới sáng tạo mở của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam do Nguyễn Thị Lan Anh1 - Nguyễn Thị Thư1 - Nguyễn Đức Toàn1 - Dương Thị Trâm Anh1 - Đào Mai Khánh1 - ThS. Trịnh Thị Nhuần2* (1Sinh viên Lớp K58A1 - Đại học Thương mại - 2Giảng viên Viện Quản trị kinh doanh - Đại học Thương mại) thực hiện.

Xem chi tiết
Thông tin ban đầu về vụ lật thuyền tại TX Quảng Yên

(CHG) Thông tin từ UBND phường Hà An (TX Quảng Yên) cho biết, vào hồi 5h30 phút sáng nay, 25/4, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan.

Xem chi tiết
Đẩy mạnh hoạt động TikTok trong quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam

Bài báo nghiên cứu "Đẩy mạnh hoạt động TikTok trong quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam" do ThS. Bùi Thiện Đức Thịnh - ThS. Lê Đỗ Thiên Trúc (Trường Đại học Sài Gòn) thực hiện.

Xem chi tiết
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

​CHG - Trước những thành tựu, thách thức và cơ hội phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp. Thực hiện sáng tạo, hiệu quả những chủ trương và giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đề ra tạo nên động lực mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với một thế hệ hội viên nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết
2
2
2
3