(CHG) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải triển khai việc đăng ký lịch kiểm định xe cơ giới bằng phần mềm, không thực hiện thủ công bằng giấy để tránh trùng lặp và chống "cò mồi" dịch vụ này.
Nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp rà soát dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Thông báo nêu: Việc khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139/2018/NĐ-CP là yêu cầu cấp thiết. Để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm định xe ô tô; đồng thời không để xảy ra các sai phạm, bất ổn như thời gian qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2023.
Tách bạch chức năng quản lý và chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định
Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Giao thông vận tải cần tập trung vào các nội dung sau:
1- Về nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước: (i) Nghị định phải thể hiện rõ ràng, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định xe ô tô; (ii) Thực hiện phân cấp cho các địa phương đủ năng lực trong quản lý nhà nước đối với công tác kiểm định; nghiên cứu phương án phân cấp cho các địa phương quản lý toàn diện về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm chuẩn, quy hoạch mạng lưới kiểm chuẩn theo quy định; (iii) Bộ Giao thông vận tải là cơ quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kiểm định, bảo đảm mọi phương tiện khi tham gia giao thông phải tuyệt đối an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Về nội dung tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất đối với lĩnh vực đăng kiểm: Huy động cơ sở vật chất và nhân lực của ngành Công an, Quân đội (đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe ô tô) tham gia kiểm định phương tiện dân sự khi được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép kết hợp quốc phòng - an ninh với kinh tế.
- Về quy định các đơn vị bảo dưỡng, bảo hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Các đơn vị bảo dưỡng, bảo hành thuộc đại lý chính hãng của nhà sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước, trung tâm bảo dưỡng khác đáp ứng điều kiện đăng kiểm được tham gia cung cấp dịch vụ kiểm định nếu đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe ô tô và các quy định của pháp luật có liên quan.
2- Về nội dung quy định trách nhiệm các cơ quan: (i) Phân công Bộ Tài chính ban hành giá dịch vụ kiểm định trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí theo cơ chế thị trường (phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn); (ii) Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về trách nhiệm cơ quan, đơn vị trong việc thiết kế, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu hoạt động hoán cải phương tiện theo đúng quy định của pháp luật; (iii) Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu quy định biên chế cán bộ, công chức, viên chức cho các địa phương khi được phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm xe ô tô, hoàn thành trước ngày 31/5/2023.
Để đồng bộ khi ban hành Nghị định này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng trình tự thủ tục rút gọn đối với xây dựng Thông tư: (i) Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT, Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT (ban hành trước ngày 15/5/2023); trong đó tự động đăng ký kiểm định đối với xe mới và xe được giãn chu kỳ kiểm định, ứng dụng công nghệ thông tin để tự động cho phép giãn chu kỳ kiểm định nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm áp lực cho cơ sở đăng kiểm; (ii) Hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này, nhằm sớm xử lý các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm định (ban hành đồng thời Nghị định này).
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải triển khai việc đăng ký lịch kiểm định bằng phần mềm xử lý kỹ thuật việc 01 phương tiện đăng ký nhiều nơi, một người đăng ký nhiều phương tiện để tránh trùng lặp và chống "cò mồi" dịch vụ này (không thực hiện thủ công bằng giấy) để tạo thuận lợi cho người dân, dễ quản lý và phòng tránh tiêu cực.
Nghiên cứu chu kỳ kiểm định theo số km
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định đối với xe không kinh doanh vận tải, xe cá nhân với xe kinh doanh vận tải để bảo đảm hợp lý, an toàn (trong đó nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện).
Nghiên cứu đề xuất bổ sung quy định về: (i) Trách nhiệm của chủ phương tiện, đơn vị bảo hành, bảo dưỡng phương tiện giữa 02 kỳ kiểm định; kết quả bảo hành, bảo dưỡng phương tiện (bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) giữa 2 kỳ kiểm định là cơ sở để kiểm định phương tiện. (ii) Điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin để liên thông cơ sở dữ liệu giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam - Cục Cảnh sát giao thông - Đơn vị đăng kiểm - các trung tâm bảo hành phương tiện - đơn vị bảo hiểm phương tiện. Chứng nhận kiểm định của các trung tâm bảo hành được đăng ký trên cổng dịch vụ công.
Nghiên cứu hình thức dán tem kiểm định phù hợp, hoặc sử dụng ứng dụng điện tử cho phương tiện sau kiểm định tại trung tâm đăng kiểm hoặc các trung tâm bảo dưỡng có đủ điều kiện.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/chong-co-moi-dich-vu-kiem-dinh-xe-co-gioi-102230509121730758.htm
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết