​Hội thảo An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia


(CHG) Ngày 15/6/2023, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia về chủ đề “An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia” tại Hội trường Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ.


Hội thảo là diễn đàn để các nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức trao đổi, thảo luận nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh mạng, mật mã và quản trị an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia. Hội thảo cũng làm sáng tỏ các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như cơ sở chính trị, pháp lý để đảm bảo chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, đánh giá thực trạng của vấn đề, từ đó tham mưu, đề xuất các chủ trương và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng và cơ yếu cũng như tập trung nguồn lực cho quản trị an ninh mạng; đề xuất và kiến nghị các cơ chế, chính sách về văn hóa, sức mạnh mềm trong an ninh mạng, mật mã, chính sách quốc phòng an ninh, góp phần xây dựng Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Sự kiện sẽ có sự tham gia của trên 300 đại biểu đến từ gần 30 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và trên 50 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương. Các đại biểu tham dự Hội thảo là đại diện lãnh đạo của các Bộ, Ban, Ngành bao gồm Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin – Truyền thông và một số cơ quan thuộc Bộ; đại diện lãnh đạo và các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Tư lệnh 86 –  Bộ Quốc Phòng, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục An ninh nội địa –  Bộ Công an, Cục An ninh mạng Quốc gia, Trung tâm Công nghệ thông tin –  Văn phòng Chính phủ; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các trường Đại học, Học viện khác.
Sự kiện còn có sự tham gia của các đại biểu là lãnh đạo Ban Cơ Yếu Chính phủ và Cục Cơ yếu các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Ban; Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa chuyên môn, các nhà khoa học, chuyên gia thuộc Học viện Kỹ thuật mật mã; Các Hiệp hội, công ty hoạt động trong lĩnh vực An toàn thông tin, An ninh mạng.
Hội thảo được điều hành dưới sự chủ trì của GS, TS. Tạ Ngọc Tấn – Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, TS. Nguyễn Hữu Hùng – Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25.
Hội thảo sẽ được nghe 8 tham luận phát biểu bao gồm:
Nội dung 01: “Bảo đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng hiện nay”: PGS. TS. Lê Hải Bình – Uỷ viên Dự khuyến BCH Trung ương Đảng khoá XIII; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Nội dung 02: “Thực trạng quản trị an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong quá trình quản trị an ninh mạng”: Ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Nội dung 03: “Mật mã trong nền an ninh Quốc gia”: TS. Hoàng Văn Thức – Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã – Ban Cơ yếu Chính phủ.
Nội dung 04: “Hợp tác quốc tế và khu vực trong phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng”: Thượng tướng, PGS. TS. Nguyễn Văn Thành – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương.
Nội dung 05: “Một số vấn đề đặt ra trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”: Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Tùng Hưng  – Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh 86 – Bộ Quốc Phòng.
Nội dung 06: “Xu hướng tấn công mạng và giải pháp”: PGS, TS. Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông.
Nội dung 07: “Đảm bảo an ninh mạng cho các trung tâm dữ liệu”: Ông Trương Đức Lượng  – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC).
Nội dung 08: “Dự báo tình hình, yếu tố tác động đến việc phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ về an ninh mạng trong thời gian tới”: Ông Khổng Huy Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS).
Hội thảo là nhiệm vụ quốc gia, thuộc Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia”, mã số KX.04.32/21-25, thuộc Chương trình Nghiên cứu Khoa học Lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025 của Hội đồng Lý luận Trung ương, do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí – Tuyên truyền là Chủ nhiệm đề tài.
Chia sẻ về Hội thảo khoa học Quốc gia, TS. Nguyễn Hữu Hùng – Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu: “Hội thảo có vai trò quan trọng trong việc xác định và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh mạng và mật mã, quản trị an ninh phi truyền thống, trọng tâm là quản trị an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia. Với việc xem không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” thì bảo mật, an ninh mạng và an toàn thông tin sử dụng kỹ thuật mật mã sẽ ngày càng khẳng định vai trò của mình trong bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của các quốc gia.
Đây là lần đầu tiên Ban Cơ yếu Chính phủ có sự phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Báo chí Tuyên truyền để tổ chức Hội thảo quy mô quốc gia. Những ý kiến thảo luận trong Hội thảo có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho việc xây dựng Văn kiện Đại hội XIV của Đảng về quản trị an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia tại Việt Nam”.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3