​Ngày 22/5: Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 5; xem xét công tác nhân sự


(CHG) Ngày 22/5, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp thứ 5. Trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự.


Thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, sáng 22/5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 5.
Trước giờ khai mạc kỳ họp, vào 7 giờ 15 phút, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào 8 giờ, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị. 
Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. 
Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Vào 9 giờ sáng cùng ngày, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. 
Phiên khai mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) và Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự
Trong dự kiến chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV cũng dành thời gian trong ngày làm việc đầu tiên (22/5) để xem xét công tác nhân sự.
Liên quan đến nội dung này, tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận và biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội với nhân sự do Quốc hội bầu.
Đồng thời, Quốc hội cũng dự kiến tiến hành bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XV.
Trước đó, ngày 15/5, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất để đồng chí Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội được thôi chức Ủy viên Trung ương khóa XIII.
Ngày 16/5, đồng chí Nguyễn Phú Cường có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và thôi các chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. Như vậy, theo trình tự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình ra kỳ họp quyết định các nội dung liên quan.
Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết thêm, tại kỳ họp này, Quốc hội cũng xem xét phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường theo quy trình.
Hiện nay, chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đang do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kiêm nhiệm.
Dự kiến nội dung kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Dự kiến nội dung Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đồ họa Quochoi.vn

Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ngay-22-5-khai-mac-ky-hop-thu-5-quoc-hoi-khoa-xv-119230521091035564.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Luật Đất đai năm 2024 - mở rộng hơn quyền của người Việt Nam định cư tại nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Luật Đất đai năm 2024 - mở rộng hơn quyền của người Việt Nam định cư tại nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam" do PGS.TS. Doãn Hồng Nhung (Giảng viên cao cấp Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (UL-VNU) và Trần Văn Dũng (Công ty Luật TNHH Gattaca) thực hiện.

Xem chi tiết
Vai trò của công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù

Bài báo nghiên cứu "Vai trò của công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù" do ThS. Huỳnh Nguyễn Bảo Duy (Văn phòng Luật sư Nhân Tín, tỉnh Lâm Đồng) và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Kiện (Trường Đại học Luật, Đại học Huế) thực hiện.

Xem chi tiết
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3