​Sửa quy định cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại


(CHG) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại.
NHNN cho biết, Thông tư số 40/2016/TT-NHNN được ban hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa (PSGCHH) của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHTM) trên thị trường trong nước và quốc tế đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động cung ứng sản phẩm PSGCHH, đồng thời góp phần cung cấp công cụ cho khách hàng nhằm hạn chế rủi ro phát sinh do sự biến động giá cả hàng hóa. 
Thời gian qua, NHNN đã nhận được một số ý kiến của các tổ chức tín dụng (TCTD) phản ánh về các khó khăn vướng mắc và đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 40/2016/TT-NHNN.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan, NHNN nhận thấy cần xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình hiện nay để tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện quy định cung ứng sản phẩm PSGCHH của NHTM.  
Bổ sung nhiều quy định liên quan đến giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa
Tại dự thảo, NHNN đề xuất cho phép NHTM được nhận ký quỹ, ký quỹ bổ sung, thanh toán, báo giá và phí, định giá và phí, ghi giá và phí trong hợp đồng PSGCHH bằng VND hoặc bằng ngoại tệ theo thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng. Quy định này hỗ trợ các NHTM về mặt kỹ thuật trong việc đưa ra những giải pháp bảo hiểm giá cả và quản lý rủi ro khi thực hiện cung ứng sản phẩm PSGCHH đối với khách hàng qua sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài và thực hiện đối ứng trên thị trường quốc tế.
Về việc mua/bán ngoại tệ liên quan đến giao dịch PSGCHH, NHNN đề xuất bổ sung quy định trường hợp khách hàng không có hoặc không có đủ ngoại tệ để ký quỹ, ký quỹ bổ sung hoặc thực hiện nghĩa vụ thanh toán phát sinh khi thực hiện hợp đồng PSGCHH, thì khách hàng được mua ngoại tệ tại chính NHTM cung ứng sản phẩm PSGCHH hoặc tại tổ chức tín dụng khác được phép hoạt động ngoại hối. Việc mua, bán ngoại tệ thực hiện theo quy định của NHNN về hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối; trường hợp khách hàng mua ngoại tệ có kỳ hạn thì kỳ hạn của giao dịch này bằng hoặc ngắn hơn thời hạn giao dịch còn lại của hợp đồng PSGCHH. Việc bổ sung quy định này nhằm quy định cụ thể việc mua, bán ngoại tệ để ký quỹ, ký quỹ bổ sung hoặc thanh toán các nghĩa vụ phát sinh khi thực hiện giao dịch PSGCHH.
Bên cạnh đó, NHNN cũng bổ sung quy định trường hợp khách hàng được nhận ngoại tệ từ giao dịch PSGCHH, thì nguồn ngoại tệ này được sử dụng để thanh toán cho các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch gốc của khách hàng hoặc khách hàng phải bán nguồn ngoại tệ này cho NHTM cung ứng sản phẩm PSGCHH. Mục đích của việc bổ sung quy định này nhằm làm rõ trường hợp khách hàng nhận ngoại tệ thì chỉ được sử dụng ngoại tệ đó để phục vụ cho các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng gốc của khách hàng hoặc phải bán cho ngân hàng, phù hợp với quy định về hạn chế giao dịch bằng ngoại tệ trong nước.
Bổ sung quy định NHTM cung ứng sản phẩm PSGCHH bằng phương tiện điện tử phải xây dựng quy trình cung ứng sản phẩm PSGCHH bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của NHTM. 
Đồng thời, NHTM phải lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu liên quan đến việc cung ứng sản phẩm sản phẩm PSGCHH bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, bảo mật và được sao lưu dự phòng đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của hợp đồng cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết hoặc để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Mục đích của quy định này nhằm tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ số trong việc thực hiện sản phẩm PSGCHH, phù hợp với kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Bổ sung quy định cho phép NHTM có quyền giải ngân cho vay bắt buộc đối với khách hàng trong trường hợp sau khi tất toán khách hàng vẫn còn nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng PSGCHH. Việc giải ngân cho vay bắt buộc chỉ xảy ra trong trường hợp sau khi tất toán, khách hàng vẫn còn nghĩa vụ phải thanh toán với ngân hàng nên không ảnh hưởng đến nguyên tắc không cấp tín dụng cho khách hàng trong quá trình cung ứng sản phẩm PSGCHH. Quy định này hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho ngân hàng trong việc theo dõi và thu hồi các khoản phát sinh khách hàng vẫn còn nghĩa vụ phải thanh toán với ngân hàng sau khi tất toán.
NHNN đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của NHNN./.
Thông tư 40/2016/TT-NHNN quy định: Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là công cụ tài chính được ngân hàng thương mại cung ứng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là việc ngân hàng thương mại thực hiện một trong các hình thức dưới đây:
a) Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng; ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng;
b) Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/sua-quy-dinh-cung-ung-san-pham-phai-sinh-gia-ca-hang-hoa-cua-ngan-hang-thuong-mai-10223042610565627.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3