​Tái cơ cấu ngành Công Thương: Cần những "sếu đầu đàn" đủ mạnh


(CHG) Tái cơ cấu ngành Công Thương là quá trình dài và phức tạp, để thành công bên cạnh nỗ lực của Bộ Công Thương vai trò của doanh nghiệp “đầu đàn” rất quan trọng.

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi xung quanh nội dung này.
Ông nhìn nhận như thế nào về quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương những năm qua?
Quá trình tái cơ cấu đã giúp ngành Công Thương đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Về công nghiệp, tái cơ cấu đã góp phần đưa nền công nghiệp lên tầm cao mới, phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh từ 8 - 9%/năm. Công nghiệp đã thực sự trở thành trụ cột của nền kinh tế, đóng góp lớn cho ngân sách và GDP cả nước.
Công nghiệp đã đáp ứng cơ bản cho phát triển thị trường trong nước, góp phần vào tổng mức bán lẻ lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ trong nước. Tạo sự cạnh tranh sòng phẳng với hàng hoá của các nước khác trên chính thị trường nội địa. Công nghiệp cũng đóng góp quan trọng cho xuất khẩu khi 85% các mặt hàng xuất khẩu xuất phát từ ngành này.
Một yếu tố quan trọng nữa, ngành công nghiệp trong suốt giai đoạn qua được tái cơ cấu theo đúng hướng đàm phán FTA của Việt Nam với các đối tác. Tận dụng tối đa cơ hội và cam kết quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương.

Dù vậy, phát triển công nghiệp trong suốt giai đoạn qua chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu, thương mại nội địa cũng còn nhiều vấn đề tiềm ẩn, thiếu bền vững. Đây là những khó khăn đặt ra cho tái cơ cấu của ngành trong thời gian tới.
Liên quan đến mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương về nội thương và ngoại thương đều được đánh giá chưa khai thác hết tiềm năng và tăng trưởng chưa thực sự bền vững? Ông có thể dẫn giải một vài con số và đâu nguyên nhân mấu chốt của vấn đề này?
Xuất khẩu của Việt Nam năm vừa qua đạt con số tương đối lớn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro vì nhiều mặt hàng xuất khẩu xuất phát từ khối doanh nghiệp FDI. Giá trị gia tăng hay sự tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tương đối thấp, nhất là về công nghệ. Từ năm 2022 đến nay đã nhìn rõ tác động này, sự suy giảm của khối doanh nghiệp FDI đã góp phần kéo giảm xuất khẩu của cả nước.
Đã đến lúc nhìn vào con số thực tế kim ngạch xuất khẩu, giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu đó và cần tập trung vào mặt hàng Việt Nam có giá trị cao, có lợi thế.
Mặt khác, trong quá trình phát triển phải dựa vào kinh tế tư nhân, tự hình thành những “sếu đầu đàn”, việc dựa vào "sếu đầu đàn" FDI là không khả thi. Cần nhìn nhận rõ ràng điều này để trong quá trình tái cơ cấu cần xây dựng doanh nghiệp tư nhân trong nước thực sự mạnh, nắm bắt khoa học công nghệ để dẫn dắt doanh nghiệp trong nước.
Nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu là phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu; ưu tiên các mặt hàng có quy mô xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh cao, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này 5 mục tiêu và 5 nhóm giải pháp cụ thể sẽ được tập trung triển khai là gì, thưa ông?
Tái cơ cấu ngành Công Thương bao gồm 5 mục tiêu, 5 nhiệm vụ cụ thể. Về công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 30%. Tốc độ tăng trưởng hiện đã đạt khá cao 17% nhưng quan trọng phải phát triển được ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Từ đó đóng góp cho phát triển công nghiệp nền tảng, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, xuất khẩu.
Về năng lượng, quan trọng nhất là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới và cam kết quốc tế. Quá trình tái cơ cấu làm sao để giảm nguồn năng lượng ảnh hưởng môi trường thúc đẩy nguồn năng lượng thân thiện môi trường.

Tái cơ cấu giúp ngành Công Thương tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu.

Thị trường nội địa, cần phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng logistics, xúc tiến thương mại và không thể thiếu hạ tầng về thương mại điện tử, công nghệ số.
Xuất khẩu phải tập trung khuyến khích thúc đẩy mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Những chính sách cho lĩnh vực này cần sâu rộng hơn và quan trọng là phải khả thi để doanh nghiệp có thể thực hiện được.
Liên quan đến mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn bộ quá trình tái cơ cấu từ công nghiệp, thị trường trong nước, xuất nhập khẩu, năng lượng phải phù hợp với các cam kết quốc tế và phải xây dựng được biện pháp khai thác tối đa các cam kết.
Ông có thể nêu ngắn gọn những nội dung cần phải quyết liệt và thực hiện nhanh chóng để có thể đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương tránh độ “trễ”? Vấn đề huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu nên được xem xét như thế nào?
Quan trọng nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Thứ nhất, sớm xây dựng và ban hành Luật phát triển Công nghiệp. Trong đó quan tâm đến các đối tượng bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù cơ chế rõ rồi nhưng trong luật phải rõ hơn để triển khai được.
Thứ hai, Luật Thương mại 2005 cần nghiên cứu thay thế và bổ sung bởi bối phát triển thương mại đã có nhiều thay đổi.
Thứ ba, xây dựng, sớm triển khai các quy hoạch và phải phù hợp với tất cả các quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia và phù hợp với các luật hiện nay.
Thứ tư, cần có chiến lược cụ thể với ngành hàng cụ thể, đồng thời phù hợp với tổng thể của nền kinh tế để triển khai cơ chế chính sách và biện pháp hỗ trợ.
Về nguồn lực thực hiện quá trình này, quan điểm của tôi là cần xây dựng các “con sếu đầu đàn” là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (có thể liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài) làm chủ mới bền vững.
Tận dụng nguồn lực kinh tế tư nhân, nhất là của doanh nghiệp vừa. Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp vừa có nguồn lực tài chính, nhân lực đủ sức để làm.
Tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để mang lại sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới.
Trong đề án tái cơ cấu, Bộ Công Thương cũng đề cập đến nội dung phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường gần 100 triệu dân, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử hướng đến số hóa nền kinh tế. Ông có thể thông tin thêm về nội dung này?
Theo Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 mục tiêu tốc độ tăng trưởng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng từ 13 - 15%/năm. Con số này hoàn toàn khả thi, thị trường 100 triệu dân nhu cầu tiêu dùng tăng rất nhanh là động lực lớn để hoàn thành mục tiêu này.
Bản thân doanh nghiệp cũng đã có chiến lược thúc đẩy sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phù hợp với thị trường nội địa. Thị trường nội địa một mặt kết nối mở rộng với xuất khẩu, mặt khác tạo ra sức ép cạnh tranh sòng phẳng giữa hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá trên thị trường trong nước.
Vì vậy, trong quá trình tái cơ cấu cần tập trung phát triển hơn nữa hạ tầng thương mại nhằm gắn kết, tạo nền tảng cho phát triển nội thương, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu bền vững trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: https://congthuong.vn/tai-co-cau-nganh-cong-thuong-can-nhung-seu-dau-dan-du-manh-253937.html

Còn lại: 1000 ký tự
Nghiên cứu về việc xây dựng các trung tâm chi phí nhằm kiểm soát chi phí của các bộ phận trong Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Đề tài Nghiên cứu về việc xây dựng các trung tâm chi phí nhằm kiểm soát chi phí của các bộ phận trong Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp do TS. Đinh Thị Kim Xuyến (Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Chuỗi cung ứng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định CPTPP

Đề tài Chuỗi cung ứng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định CPTPP do Hoàng Minh Tuấn (Trường Đại học Đại Nam) thực hiện.

Xem chi tiết
Cần biết quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng...

(CHG) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, với nhiều quy định mới, trong đó quy định về “Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng”.

Xem chi tiết
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giám sát các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực tài chính và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam

Đề tài Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giám sát các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực tài chính và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam do ThS. Nguyễn Ngọc Hà (Khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại giao) thực hiện.

Xem chi tiết
Tác động của thay đổi mức lương tối thiểu đối với thị trường lao động tại Việt Nam

Đề tài Tác động của thay đổi mức lương tối thiểu đối với thị trường lao động tại Việt Nam do TS. Cao Văn Trường (Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3