Thành Phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng


LTS: Có thể nói, chưa bao giờ tiếng chuông cảnh báo về an toàn vệ sinh thực phẩm, về chất lượng hàng tiêu dùng và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa... tại Thành phố Hồ Chí Minh lại gióng lên liên hồi đến vậy. Tiếng chuông đó một phần đánh giá đúng bản chất của vấn đề, cũng như nhìn nhận đúng thực trạng đang diễn ra. Điều đó không những tác động xấu đến môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, các chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, mà còn tác động tiêu cực đến đời sống, cũng như niềm tin của người tiêu dùng, thậm chí để lại nhiều hệ lụy tiêu cực tới sự phát triển chung của Thành phố.
Trong quá trình khảo sát tại: Siêu thị Go! An Lạc, siêu thị Top Maket Tân Phú..., Trung tâm thương mại Sài Gòn Square và chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) không khỏi giật mình về việc chình ình nhiều loại hàng hóa có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tiêu dùng của khách hàng. Qua đó, dễ nhận thấy nhiều bất cập cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, cũng như nhận thức của người tiêu dùng.
Bài 4: Những bất cập tại chợ Kim Biên và chợ Bình tây
Chợ kinh doanh “thượng vàng, hạ cám”
Có thể nói, chợ Kim Biên (quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) và chợ Bình Tây (quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) là hai trong số những chợ truyền thống, lâu đời, chuyên kinh doanh bán buôn nhiều mặt hàng thiết yếu trong đời sống tiêu dùng của người dân.
Chợ Kim Biên tại địa chỉ số 37 đường Vạn Tượng, phường 13, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu như trước kia nhắc đến chợ Kim Biên, người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người dân khu vực phía Nam nói chung đều biết đến là chợ chuyên kinh doanh các loại hóa chất. Với những bất cập, cũng như tính chất đặc thù của ngành hàng, đến nay các hộ kinh doanh hóa chất trong chợ Kim Biên đã chủ động chuyển đổi sang kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu: Quần - áo; giày - dép; hóa mỹ phẩm; sơn móng tay; phụ kiện thời trang; thực phẩm chức năng; kính thời trang; túi xách; ba lô; linh kiện - phụ kiện điện thoại...
Hiện tại, chợ Kim Biên trở thành nơi bán buôn, chung chuyển hàng hóa đi các tỉnh thuộc phía Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long (chủ yếu là hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và quần áo thời trang).


Một số hàng tiêu dùng thiết yếu được bán tại Chợ Kim Biên
Điều dễ nhận thấy số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng tại đây là rất lớn. Đặc biệt hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt, giả mạo các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam: Gucci, Chanel; Lacoste; NY; Adidas; Louis Vuitton... được công khai bày bán.

Một số hàng hóa được cho là giả mạo các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam
Trao đổi với một tiểu thương tại chợ Kim Biên, chúng tôi được biết: “Hàng mỹ phẩm tại đây chuyển đi các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh. Hàng sản xuất trong nước cũng có, hàng nhập khẩu cũng có...”.
Thế nhưng khi phóng viên hỏi về hóa đơn giá trị gia tăng thì tiểu thương này cho biết: “Hàng hóa ở đây đều không thể xuất được hóa đơn (giá trị gia tăng), chỉ có thể xuất hóa đơn bán lẻ (do tiểu thương tự in)”.


Các loại hàng hóa đang được bày bán trong Chợ Bình Tây tại địa chỉ số 57A đường Tháp Mười, phường 2, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu như chợ Kim Biên (bây giờ) được người tiêu dùng mệnh danh là chợ bán buôn hóa mỹ phẩm, thì tại chợ Bình Tây được tiểu thương đặt cho cái tên rất đúng với hàng hóa đang có tại đây- “chợ kinh doanh thượng vàng hạ cám”. Với lợi thế diện tích rộng, cùng nét đặc trưng về kiến trúc và sự trường tồn gần trăm năm lịch sử, bởi vậy khách hàng của chợ không chỉ là người tiêu dùng tại thành phố, mà còn là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Vì thế, có thể nói ngoài việc nhiều sản phẩm tương đồng như chợ Kim Biên, tại chợ Bình Tây còn kinh doanh các loại hàng hóa đặc trưng khác: Thuốc bắc, đông trùng hạ thảo, tổ yến, nấm linh chi...; vải, phụ kiện may mặc; hàng gia dụng; các loại thực phẩm sấy khô; bánh, kẹo, mứt; rau, củ, gia vị...
Một số hàng xa xỉ như: Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng, tổ Yến khô và các loại đồ pha chế co giá rẻ bất thường được bày bán tại chợ Bình Tây
Đáng ngạc nhiên, nhiều sản phẩm được cho là hàng tiêu dùng xa xỉ, cao cấp, thế nhưng tại đây lại đang bán rẻ bằng 1/2, thậm chí 1/5 giá so với thị trường: Nấm Đông trùng hạ thảo Tây Tạng chỉ có giá 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu/1 hộp 10 con; tổ yến khô giá chỉ từ 1 triệu đến 3 triệu đồng/1 hộp/100gam; nấm linh chi chỉ từ 300 nghìn đồng/ 1kg đến 600 nghìn đồng/ 1kg...
Điều đáng nói, các loại sản phẩm trên có dấu hiệu là hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... Bởi những loại hàng hóa kể trên có loại chưa nằm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu, có loại mặc dù được sản xuất trong nước thế nhưng lại trắng thông tin trên sản phẩm: “Khách mua hàng muốn điền thông tin gì lên sản phẩm thì tự đi in nhãn”- lời một tiểu thương kinh doanh tại đây.
Ngoài việc bán lẻ cho người tiêu dùng và khách du lịch, nơi đây còn là nơi bán buôn các loại hàng hóa đi các nước, thậm chí còn là nơi chung chuyển, phân phối hàng đi hai nước Lào và Campuchia.
Cơ quan chức năng nói gì
Để thông tin tới độc giả một cách khách quan, đa chiều, trước đó ngày 25/7/2023, phóng viên Tạp chí CHG có đặt lịch làm việc với UBND quận 5 và UBND quận 6 với nội dung: Trao đổi thông tin về hàng tiêu dùng bày bán tại chợ Kim Biên và chợ Bình Tây, cũng như một số bất cập đang tồn tại. Ngày 2/8/2023, phóng viên có buổi làm việc với phía bà Đào Thị Ánh Tuyết, phó phòng kinh tế UBND quận 5, bà Tuyết cho rằng: “Hiện nay phía UBND quận 5 chưa kiện toàn Ban chỉ đạo 389 do vướng phía Quản lý thị trường. Cái vướng ở đây chính là về chức năng, nhiệm vụ trong quy chế phối hợp...”.
Trước câu hỏi của phóng viên: Vậy phía UBND quận 5 có biết hiện nay chợ Kim Biên đang kinh doanh những loại hàng hóa gì tại đó hay không? Vấn nạn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng có dấu hiệu nhập lậu... cũng như nhiều nguy cơ tiềm ẩn về an toàn phòng, chống cháy, nổ tại chợ trên? Bà Tuyết cho hay: “Những vấn đề phóng viên nêu không chỉ tồn tại trong chợ Kim Biên, mà còn ở khu vực phía ngoài và khu vực kinh doanh những mặt hàng tương tự. Còn xác định những mặt hàng trên là hàng gian, hàng giả là của phía lực lượng Quản lý thị trường... Dưới góc độ là người tiêu dùng, biết chắc chắn đó không phải là hàng chính hãng. Bởi giá thành những mặt hàng đó rất rẻ”.
“Về công tác phòng chống cháy nổ, không phải quận 5 không quan tâm đến chợ Kim Biên. Nhưng do chợ này đang vướng vào quy hoạch công viên cây xanh, cho nên khu đất của chợ chưa được xóa quy hoạch, vì thế không thể nào làm được gì... Các sạp ở đây nhỏ, san sát nhau cho nên tình hình phòng cháy, chữa cháy rất căng thẳng. Vì thế tại đây đã cho lắp đặt rất nhiều hệ thống camera giám sát, cũng như đã phổ biến các quy định về phòng cháy chữa cháy đối với các hộ kinh doanh tại đây”.

Ông Đoàn Xuân Trường, phó Ban quản lý chợ Kim Biên
Điều đáng suy ngẫm khi phóng viên được bà Đào Thị Ánh Tuyết, phó phòng kinh tế UBND quận 5 kết nối điện thoại với ông Đoàn Xuân Trường, phó Ban quản lý chợ Kim Biên, ông Trường gắt gỏng trên điện thoại: “Nói thẳng luôn, nói luôn, tôi không được phép tiếp nhà báo... Tôi không biết thế nào là hàng thật, hàng giả, tôi không liên quan đến vấn đề đó... Tôi chỉ có trách nhiệm tổ chức cho bà con kinh doanh và đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Các anh cứ trao đổi với phòng kinh tế... Chưa có ai giao việc cho tôi về vấn đề đó. Khi nào phòng kinh tế chuyển văn bản xuống tôi chỉ có trách nhiệm đọc cho người kinh doanh tại chợ. Có gì anh cứ làm việc với Ủy Ban”.
Trả lời của ông Trường cho thấy, dường như vai trò của Ban quản lý chợ này chỉ lập ra để cho đủ ban bệ. Thực tế, việc các tiểu thương tại chợ Kim Biên đang kinh doanh nhiều hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, cũng như tại đây có thể xảy ra cháy nổ bất kỳ lúc nào. Bởi các quầy hàng san sát nhau, nhiều sản phẩm có nguy cơ cháy, nổ cao... Nếu điều đó xảy ra, liệu phía Ban quản lý chợ vô can?
Cùng ngày, phóng viên có buổi làm việc với phía UBND quận 6 với cùng nội dung đã nêu. Tuy nhiên, thay vì sớm cung cấp thông tin và trả lời báo chí theo sự chỉ đạo của đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, về việc cử người phát ngôn trả lời báo chí, cũng như thực hiện tốt nghị định 09 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, một cán bộ của quận 6 lại cho rằng: “Trên địa bàn Thành phố nhiều chợ các đồng chí không viết, sao lại viết chợ Bình Tây” (?) Bên cạnh đó, cán bộ này cũng cho biết: Các đồng chí lãnh đạo UBND quận đang bận việc, hẹn anh em lần sau làm việc (!)

Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh
Trước đó, phóng viên Tạp chí CHG có buổi trao đổi với ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh về những bất cập hàng hóa tại hai chợ trên, ông Đạt khẳng định một cách đáng suy ngẫm: “Thực ra, ở Sài Gòn này các chợ nó như thế nào, thực trạng thế nào, mình quay lại kể cả chợ Đồng Xuân, hay phố Nguyễn Xí, nó là cái tồn tại, nó cũng khó lắm... Cái khó ở chỗ nào, tại sao không giải quyết được cái chợ đấy? Chợ Đồng Xuân ở Hà Nội có giải quyết được không? Chợ buôn sách vở ở Nguyễn Xí có giải quyết được không?... Bình Tây hay Kim Biên nó không phải mới ngày hôm nay”.
Bên cạnh đó, ông Đạt cho hay: “ Câu chuyện là ngăn chặn, cố gắng giảm thiểu, cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động. Bây giờ đưa câu chuyện chợ ra với tiêu chí tại sao không xử lý triệt để thì là một câu hỏi nó khác. Còn với câu hỏi đã làm gì, đã làm gì chưa, cố gắng chưa, thì nó là một câu hỏi khác”.
Phải chăng những bất cập đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và công khai tại chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, phía UBND quận 5, UBND quận 6 không nắm được? Hay có lẽ vấn đề trên chưa đủ “cháy nhà”, “chết người” nên chưa thực sự cấp thiết. Những câu hỏi và câu so sánh của một vài đồng chí cán bộ thuộc một số cơ quan chức năng liên quan liệu có đang quá “vô cảm”, “thờ ơ”, hay thực chất đang nợ người tiêu dùng Thành phố một lời xin lỗi?
sao hàng chục cán bộ Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh ngang nhiên rời nhiệm sở trong giờ làm việc?
Qua loạt bài “Thành Phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng”, có thể thấy tình trạng gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... đang hoành hoành: Từ các trung tâm thương mại, tuyến phố cho đến các chợ dân sinh, len lỏi vào từng ngõ, ngách…
Trong khi đó, hàng chục cán bộ công chức của Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh vẫn có thể vô tư rời nhiệm sở trong giờ làm việc bằng nhiều xe công vụ do Nhà nước trang bị, sử dụng để chở các cán bộ này đến nhà hàng? Dư luận bức xúc nêu câu hỏi tại sao một hành động vi phạm đạo đức công vụ nghiêm trọng, có hệ thống lại có thể diễn ra và ngang nhiên tồn tại?

Ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh
Trước những bức xúc của người dân, nhóm phóng viên đã cung cấp thông tin tới ông Trương Văn Ba, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh. Trao đổi với chúng tôi ông Ba cho biết “Cảm ơn nhà báo đã cung cấp thông tin, tôi sẽ cho kiểm tra và nhắc nhở anh em”. Thế nhưng sự việc đã trôi qua gần 20 ngày, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin từ phía Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh về việc xử lý cán bộ.

Nhà hàng Yeebo - số 76 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận, TP.HCM - Nơi phóng viên CHG bắt gặp gần 20 cán bộ QLTT TP Hồ Chí Minh bỏ nhiệm sở, dùng xe công vụ đi nhà hàng khi chưa hết giờ làm việc
Qua trao đổi với người dân và nhà hàng - nơi tổ chức buổi tiệc, chúng tôi đã phần nào giải đáp được nguyên nhân của tình trạng vi phạm đạo đức công vụ: Đánh cắp thời gian, sử dụng tài sản công sai mục đích… Cụ thể, trong hàng chục cán bộ rời nhiệm sở trong giờ làm việc, sử dụng xe công để đến nhà hàng Yeebo có địa chỉ tại số 76 đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, chiều ngày 25/7 có cả ông Trương Văn Ba, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh. Các cụ xưa vẫn thường nói “thượng bất minh hạ tắc loạn”. Cấp trên đã không nghiêm thì sao có thể bảo được cấp dưới. Liệu lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh có đang quá vô cảm (?)
Trước đó, đầu năm 2023, ông Trương Văn Ba cũng đã bị Hội đồng kỷ luật Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách. Theo kết luận của Hội đồng kỷ luật Tổng cục Quản lý thị trường, ông Trương Văn Ba, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh, đã ký và ban hành văn bản số 2399/2020 ngày 18/9/2020, yêu cầu các đội quản lý thị trường báo cáo xin ý kiến cục trưởng khi kiểm tra, khám theo thủ tục hành chính. Văn bản này được ban hành căn cứ theo điều 8 Thông tư 08/2018/TT-BCT ngày 2/5/2018 của Bộ Công thương nhưng đã hết hiệu lực từ ngày 1/2/2020. 
Ông Trương Văn Ba cũng ký văn bản chỉ đạo Đội quản lý thị trường số 4 lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi xảy ra ở ngoài địa bàn quản lý của Đội là chưa phù hợp.
Người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh cần câu trả lời sớm nhất từ các cấp quản lý nơi đây!
Còn lại: 1000 ký tự
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3