Cửa hàng kinh doanh xăng dầu bịt kín thông tin cột bơm, kinh doanh bất thường!


(CHG) Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, tại một cửa hàng xăng dầu ở xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội đang có những điểm bất thường, như kinh doanh không biển hiệu, không có thông tin thương nhân phân phối xăng dầu... gây nhiều thắc mắc cho khách hàng.

Phủ kín thông tin về chủng loại xăng – dầu trên cột bơm
Mới đây, Tổng đài Chống hàng giả 1900066689 (Quỹ Chống hàng giả) nhận được thông tin của người dân tại xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội phản ánh về hiện tượng cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại đây đang hoạt động có nhiều điểm bất thường, cụ thể như cửa hàng kinh doanh nhưng không biển hiệu, không có thông tin thương nhân phân phối xăng dầu... gây thắc mắc cho nhiều khách hàng, rằng phải chăng cửa hàng xăng dầu này chưa đủ các điều kiện kinh doanh, liệu có nguy cơ về an toàn cháy nổ hay không mà cửa hàng này phải bưng bít thông tin?.
Từ thông tin phản ánh của người dân, ngày 19/4, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tới khảo sát tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu nêu trên.
Tại hiện trường, chúng tôi nhận thấy phản ánh của người dân đến Tổng đài Chống hàng giả 1900066689 là có thật. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất không có biển hiệu nhận biết thương nhân bán lẻ, cũng như không có thông tin của thương nhân phân phối cung cấp nguồn xăng dầu đầu vào cho cửa hàng. Được biết, đây là quy định bắt buộc trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Cửa hàng còn sử dụng bạt phủ kín các thông tin nhận biết về chủng loại xăng - dầu trên mỗi đầu cột bơm. Tên và chủng loại của xăng - dầu chỉ được thông tin sơ sài bằng tờ giấy phô tô trên thân cột bơm. Trao đổi với nhân viên bán xăng dầu tại đây thì được cho biết, cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất thuộc Công ty TNHH Đại Hùng, có địa chỉ tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.
Tuy nhiên, khi phóng viên thắc mắc về việc vì sao cửa hàng không công khai thương nhân bán lẻ, cũng như thương nhân phân phối cung cấp nguồn xăng dầu cho cửa hàng?... thì nhân viên tại đây né tránh và không trả lời.

Nhiều dấu hiệu bất thường tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. 

Nghi vấn kinh doanh xăng dầu “chui”?
Sự né tránh của nhân viên và những điều bất thường của cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất cho thấy nghi vấn của người tiêu dùng về nguồn gốc và chất lượng của xăng – dầu tại đây.
Trao đổi điều bất thường này với một cán bộ thuộc Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, phóng viên Tạp chí CHG được biết: “Cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên không có biển hiệu, không có tên thương nhân chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ xăng dầu, rất có thể cửa hàng đang kinh doanh “chui” và chưa đủ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu”.
Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là điều kiện đảm bảo về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với cửa hàng xăng dầu, địa điểm đặt cửa hàng phải được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Bởi vậy, nếu các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa đủ các điều kiện kinh doanh xăng dầu sẽ là nguy cơ mất an toàn, gây khó khăn cho việc phòng, chống cháy nổ.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng liên quan cần sớm vào cuộc và làm sáng tỏ thông tin người tiêu dùng phản ánh tại cây xăng xã Dị Nậu, Thạch Thất, Hà Nội thuộc Công ty TNHH Đại Hùng (có địa chỉ tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).

Hóa đơn giá trị gia tăng VAT thể hiện việc Cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất thuộc Công ty TNHH Đại Hùng, có địa chỉ tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.

Mức phạt cây xăng không ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu
Tại Điều 34 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về biển hiệu như sau:
Vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ghi tên hoặc ghi không đúng tên thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân phân phối xăng dầu có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
4. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng (logo), chỉ dẫn thương mại bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Còn lại: 1000 ký tự
Hộp thư ngày 22/8/2023: Phản ánh liên quan Ngân hàng Quốc Dân, Điện lực Hà Tĩnh, BV Tràng An

Hộp thư ngày 22/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
Hộp thư ngày 8/8/2023: Phản ánh về Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái

Hộp thư ngày 8/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương Yên Bái và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
​Giả trạm phát sóng điện lực lừa đảo thanh toán tiền điện

(CHG) Theo thông tin từ Điện lực miền Trung (CPCCC), đơn vị vừa phát hiện thêm trường hợp đối tượng vận hành một trạm thu phát sóng giả (BTS giả), gửi tin nhắn mạo danh EVNCPC đến người dân đề nghị “thanh toán tiền điện”.

Xem chi tiết
​Triệt phá đường dây cho vay lãi nặng do người nước ngoài điều hành, thu lời bất chính trên 8.000 tỷ đồng

(CHG) Quá trình điều tra ban đầu xác định tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian thanh toán tổ chức cho vay lãi nặng tính đến thời điểm bắt giữ là 18.895 tỷ; thu lợi bất chính số tiền trên 8.000 tỷ đồng; tổ chức "rửa tiền" và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tỷ đồng.

Xem chi tiết
​Hướng dẫn nạn nhân cầm “sổ đỏ” để chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

(CHG) Mới đây, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của một người dân bị lừa đảo với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3