Quảng cáo về quy trình sản xuất mỹ phẩm của Công ty Yody Phương Anh được gắn logo VTV3, do một tài khoản MXH đăng tải trên nền Tiktok (ảnh cắt từ video).
Tiếp tục khẳng định không sản xuất mỹ phẩm cho Công ty Yody Phương Anh
Công ty mỹ phẩm Nhật Hàn là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và đóng gói mỹ phẩm cho nhiều thương hiệu trên thị trường, trong đó có Công ty Yody Phương Anh. Tuy nhiên, vào ngày 16/11/2024, Công ty Nhật Hàn đã chính thức ra thông báo gửi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) với nội dung từ ngày 06/07/2022 đến ngày 08/10/2024, không sản xuất bất kỳ lô mỹ phẩm nào cho Công ty Yody Phương Anh. Thông báo này nhằm khẳng định những mỹ phẩm do Công ty Yody Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, có ghi số công bố sản phẩm trên nhãn liên quan đến Công ty Nhật Hàn không được sản xuất và đóng gói tại đơn vị này.
Điều đáng nói, mặc dù đã có thông báo chính thức từ Công ty Nhật Hàn về việc không sản xuất mỹ phẩm cho Công ty Yody Phương Anh, nhưng trong thời gian gần đây, người tiêu dùng liên tục thông tin về việc đại lý thuộc hệ thống của Công ty Yody Phương Anh vẫn đang bán các sản phẩm mỹ phẩm có số công bố liên quan đến Công ty Nhật Hàn. Thậm chí có những sản phẩm chỉ mới sản xuất vào thời điểm đầu tháng 12/2024 như: Serum giúp Tái tạo da có số lô: 10-S1, NSX: 02/12/2024, HSD: 02/12/2027, SCB: 2371/22/CBMP-HCM; Serum Giúp tái tạo da cao cấp có số lô: 10-S1, NSX 02/12/2024, HSD: 02/12/2027 C4-V11, SCB: 2372/22/CBMP-HCM. Vấn đề này khiến dư luận không khỏi bất ngờ và đặt ra câu hỏi lớn về sự minh bạch trong việc sản xuất phân phối sản phẩm mỹ phẩm của Công ty Yody Phương Anh: “Những sản phẩm trên của Công ty Yody Phương Anh có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Phải chăng bất chấp các văn bản thông báo từ phía Công ty Nhật Hàn, cũng như kết luận của cơ quan chức năng (về việc tự ý sản xuất mỹ phẩm khi chưa đủ điều kiện), công ty Yody Phương Anh đang thách thức Công ty Nhật Hàn và pháp luật, tiếp tục sản xuất mỹ phẩm “chui” và có dấu hiệu của hành vi lừa dối người tiêu dùng, nhằm thu lợi bất chính?”.
Chính vì vậy, ngày 12/02/2025, Công ty Nhật Hàn có Công văn số: 01/2025-CVNH gửi tạp chí CHG với nội dung khẳng định các sản phẩm: Serum Giúp tái tạo da, số lô: 10-S1, NSX 02/12/2027, HSD: 02/12/2027 T4-V101, số tiếp nhận phiếu công bố: 2371/22/CBMP-HCM; Serum giúp tái tạo da cao cấp có số lô: 10-S1, NSX 02/12/2024, HSD: 02/12/2027 C4-V11, số tiếp nhận phiếu công bố: 2372/22/CBMP-HCM; Rửa mặt thảo dược, MSL: B4 H105, HSD30/01/2027, số tiếp nhận phiếu công bố: 2373/22/CBMP-HCM; Whitening Body Cream, MSL: 7N4 E28, HSD15/05/2027, số tiếp nhận phiếu công bố: 004015/22/CBMP-HCM... “Không phải do công ty chúng tôi sản xuất”.
“Việc Công ty Yody Phương Anh tự ý sử dụng số công bố có gắn trách nhiệm của Công ty Nhật Hàn không những sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín danh dự của đơn vị này, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những dấu hiệu vi phạm của Công ty Yody Phương Anh còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới trách nhiệm của doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Vì vậy, cơ quan thuế nên khẩn trương vào cuộc thẩm tra, xác minh việc chấp hành nghĩa vụ thuế của công ty này ”, Ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh Văn phòng Quỹ Chống hàng giả nêu ý kiến.
Công ty Yody Phương Anh có đang thách thức các cơ quan chức năng?
Sau loạt bài viết đăng tải trên Tạp chí CHG liên quan đến các hành vi vi phạm của Công ty Yody Phương Anh, Sở Y tế tỉnh Thái Bình; Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Y tế đã vào cuộc.
Cụ thể, Công ty Yody Phương Anh phải đối mặt với hàng loạt các quyết định xử phạt từ các cơ quan chức năng:
Ngày 01/10/2024, Công ty Yody Phương Anh đã bị Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh xử phạt số tiền lên đến 170 triệu đồng vì đã có hành vi quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng rằng các sản phẩm này là thuốc. Công ty này cũng bị xử phạt vì hành vi tự ý sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Ngoài ra, ngày 01/11/2024, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Thái Bình cũng đã xử phạt Công ty Yody Phương Anh 60 triệu đồng vì hành vi kinh doanh mỹ phẩm có chứa thành phần chất cấm (thủy ngân vượt hơn 43 nghìn lần so với mức cho phép).
Bên cạnh đó, ngày 10/12/2024, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cũng đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi, tiêu hủy 04 sản phẩm mỹ phẩm của công ty này. Trong đó, sản phẩm Suskin Whitening Night Cream có chứa hàm lượng thủy ngân vượt mức cho phép hơn 43 nghìn lần.
Tình hình không dừng lại ở đó. Vào ngày 23/ 01/2025, Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục xử phạt Công ty Yody Phương Anh 120 triệu đồng và yêu cầu thu hồi, tiêu hủy nhiều sản phẩm mỹ phẩm vi phạm.
Công văn số 433/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm của Công ty Yody Phương Anh.
Mới đây nhất, ngày 11/02/2025, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế tiếp tục có Công văn số 433/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm của Công ty Yody Phương Anh với lý do: "Sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm". Đồng thời: "Đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng 32 lô mỹ phẩm nêu trên và trả lại cho cơ sở cung ứng sản phẩm; Tiến hành thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành...".
Những thông tin trên cho thấy, mặc dù trong thời gian ngắn Công ty Yody Phương Anh đã bị các cơ quan chức năng xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn có những dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Phải chăng đây là hành động coi thường và thách thức Công ty Nhật Hàn và phía các cơ quan chức năng?
Vụ việc liên quan đến Công ty Yody Phương Anh đang thu hút sự chú ý của dư luận. Vì vậy, Công ty Nhật Hàn cũng cần phải có Thông cáo báo chí chính thức để khẳng định lại mối quan hệ giữa hai bên và làm rõ hơn về các thông tin liên quan đến việc sản xuất mỹ phẩm cho Yody Phương Anh. Điều này không chỉ giúp bảo vệ uy tín của công ty mình, mà còn giúp người tiêu dùng có thêm thông tin chính xác về các sản phẩm họ đang tiêu thụ.
Ngày 20/12/2024, Tạp chí CHG có công văn số 264/CV-TCCHG gửi Bộ Y tế với nội dung “...Bộ Y tế khẩn trương xác minh việc Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chưa làm tròn trách nhiệm trong vụ việc và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 16/01/2025, Thanh tra Bộ Y tế có công văn số 55/TTr-p3 trả lời Tạp chí. Trong Công văn có nêu việc phối hợp với các cơ quan chức năng khác như: Công an thành phố Hồ Chí Minh và Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong công văn chưa đề cập đến việc liệu Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã làm tròn trách nhiệm (đối với vụ việc này), cũng như có để lại hậu quả nghiêm trọng hay không? Trước đó, ngày 08/10/2024, phóng viên có tới đặt lịch làm việc với Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh nhằm trao đổi thông tin liên quan đến một số đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn thành phố có dấu hiệu chứa chất cấm. Sau nhiều làn chờ đợi không có phản hồi, phóng viên đã tiếp tục quay trở lại những mong được đón nhận thông tin một cách đa chiều. Điều trớ trêu, mặc dù đã được một cán bộ của phòng Thanh tra Sở đề nghị phóng viên để lại thông tin... sẽ liên hệ sau, thế nhưng đến nay đơn vị này vẫn bặt vô âm tín, chưa hồi đáp(?) |
Hộp thư ngày 22/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) và nhiều đơn vị khác.
Xem chi tiếtHộp thư ngày 8/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương Yên Bái và nhiều đơn vị khác.
Xem chi tiết(CHG) Theo thông tin từ Điện lực miền Trung (CPCCC), đơn vị vừa phát hiện thêm trường hợp đối tượng vận hành một trạm thu phát sóng giả (BTS giả), gửi tin nhắn mạo danh EVNCPC đến người dân đề nghị “thanh toán tiền điện”.
Xem chi tiết(CHG) Quá trình điều tra ban đầu xác định tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian thanh toán tổ chức cho vay lãi nặng tính đến thời điểm bắt giữ là 18.895 tỷ; thu lợi bất chính số tiền trên 8.000 tỷ đồng; tổ chức "rửa tiền" và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Mới đây, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của một người dân bị lừa đảo với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Xem chi tiết