HoREA kiến nghị nhanh chóng rà soát và tháo gỡ những vướng mắc, bất cập cho dự án BĐS


(CHG) - Theo nhận định của Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA), hiện nay vướng mắc pháp lý đối với các dự án bất động sản (BĐS) là vướng mắc lớn nhất. Thậm chí chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp và chủ đầu tư.
Gây thiệt hại và lãng phí
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoRE cho rằng, những vướng mắc về pháp lý của các dự án BĐS không chĩ làm ảnh hưởng đến hoạt động, cũng như đem đến rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và chủ đầu tư. Mà còn gây thiệt hại, lãng phí tiền của nhà nước nếu dự án không được triển khai để thu thuế.
Chủ tịch HoREA đơn cử như trong giai đoạn 2015 – 2020, vướng mắc quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 và khoản 1, khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã dẫn đến hệ quả là cả nước có đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại không thể triển khai thực hiện hoặc không thể thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng.
bđs
Hiện nay, vướng mắc về pháp lý cho các dự án bđs chiếm đến 70% các dự án đăng ký triển khai (Ảnh: Bảo Lan)
Điều này, rõ ràng vừa gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở thương mại, đẩy giá nhà tăng liên tục trong các năm qua và góp phần tạo ra tình trạng “lệch pha” phân khúc thị trường, “lệch” về phân khúc nhà ở cao cấp liên tục chiếm tỷ trọng “áp đảo” trên thị trường, chiếm đến trên dưới 70% thị phần. Trong khi đó, nhu cầu rất lớn phân khúc căn hộ nhà ở bình dân có giá vừa túi tiền phù hợp với khả năng tài chính của đông đảo người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội lại không có.
Bên cạnh đó, số liệu công bố vào giữa năm 2023 từ Bộ xây dựng cũng cho thấy, cả nước đã có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc, chủ yếu là vướng mắc pháp lý. Trong đó Tp.HCM có hơn 148 dự án bị vướng mắc pháp lý không thể triển khai thực hiện hoặc không thể thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng.
Như vậy, “Những vướng mắc các vấn đề liên quan đến pháp lý, đều tác động tiêu cực đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội về nhà ở, vừa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn để tạo lập quỹ đất nhưng bị “chôn vốn” nhiều năm, do không triển khai thực hiện được dự án. Vừa làm cho nhà nước bị thất thu về ngân sách rất lớn”. Chủ tịch HoREA nêu.
Chung tay tháo gỡ khó khăn
Chủ tịch HoREA – Lê Hoàng Châu cũng cho biết, trước thực trạng nhiều dự án chậm triển khai do bị vướng mắc về pháp lý, cũng như tạo lực cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh và bền vững. Bên cạnh việc HoREA cũng đã gửi các văn bản lên Thủ tướng, cũng như các Bộ, ngành có liên quan, để kiến nghị việc xem xét và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022 thành lập “Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ”. Trên cơ sở đó, thành lập “Tổ công tác của địa phương”. Cả hai đơn vị này phối hợp chặt chẽ và cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp cho việc tháo gỡ những vướng mắc của từng dự án cụ thể.
Cùng với đó, nhiều nghị định được Chính phủ điều chỉnh, bổ sung và thay đổi kịp thời, như Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Nghị định 10/2023/NĐ-CP về điều kiện cấp “sổ hồng”  căn hộ du lịch (condotel) hoặc Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về cơ bản tháo gỡ được “vướng mắc” trong công tác định giá đất…
Dự án bđs
Tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS, sẽ góp phần để thị trường phát triển đúng tiềm năng và bền vững (Ảnh: Bảo Lan) 
Ngoài ra, bên cạnh chương trình tín dụng gói 12.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1.5-2%, thì Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng thương mại được cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; Đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo NHNN ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngừng thực hiện một số quy định của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN.
Theo Chủ tịch HoREA, hiện nay cả nước đã tháo gỡ được “vướng mắc, khó khăn” cho khoảng 100 dự án bất động sản, nhà ở. Riêng, thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho khoảng 30% trong tổng số 148 dự án bị “vướng mắc”.
Mặc dù đạt kết quả khá khả quan, nhưng Chủ tịch HoREA – Lê Hoàng Châu vẫn cho rằng, hiện nay các dự án BĐS, nhà ở do một số quy định của văn bản dưới luật vẫn còn tồn đọng rất nhiều “bất cập, vướng mắc” để có thể xử lý, mà HoREA đã nêu tại mục II của văn bản số 35/2024/CV-HoREA ngày 10/3/2024.
Do đó, HoREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền nhanh chóng xem xét việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017, Nghị định 126/2017/NĐ-CP, hoặc bổ sung quy định vào các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023…. giúp doanh nghiệp sớm tháo gỡ được khó khăn để phát triển, góp phần thúc đẩy thị trường bđs phát triển lành mạnh và bền vững.
Còn lại: 1000 ký tự
TP.HCM: Nút giao thông An Phú cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục còn vướng mắc

CHG - Đó là yêu cầu đã được Chủ tịch UBND TP.HCM – Phan Văn Mãi đưa ra trong buổi đi thực tế kiểm tra tiến độ thi công dự án nâng cấp đường Lương Định Của và nút giao thông An Phú (Tp.Thủ Đức).

Xem chi tiết
Bà rịa – Vũng tàu: Vốn đầu tư nước ngoài ngay Quý I đã tăng kỷ lục

(CHG) - Số liệu từ Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, kết thúc quý I/2024, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh đạt vượt cả năm 2023, với hơn 1,5 tỷ USD.

Xem chi tiết
Savills so sánh các thị trường BĐS thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(CHG) - Một bản báo cáo chi tiết về giá thuê, phí quản lý và các mức thuế của chính phủ tại một số các BĐS trọng điểm, thuộc các thành phố khác nhau khu vực Châu Á, đã được khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do Savills Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện vừa được công bố.

Xem chi tiết
Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật đội ngũ luật sư khu vực phía Nam

(CHG) - Hôm 1/4, nhằm góp phần hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc) tổ chức lớp “Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư, tư vấn viên pháp luật” trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU JULE).

Xem chi tiết
Nhu cầu sở hữu bất động sản của việt kiều ngày càng cao

(CHG) - Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua, là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt Kiều có mong muốn sở hữu BĐS tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Xem chi tiết
2
2
2
3