(CHG) - Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, cho thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến hết tháng 6/2024 đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13.1% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng vốn bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, vốn thực hiện đạt khoảng 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 1,538 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đạt 9,54 tỷ USD, tăng 18.9% về số dự án và tăng 46.9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Riêng trong tháng 6/2024, ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm vượt trội so với các tháng đầu năm với gần 1,9 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng số vốn đầu tư điều chỉnh trong suốt 2 quý của năm 2024.
Ngành công nghiệp chế tạo vẫn dẫn đầu dòng vốn FDI vào Việt Nam trong II quý đầu năm (Ảnh: Bảo Lan)
Ngược lại, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần vẫn giảm. Theo đó, trong 6 tháng có 1.420 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN, với tổng giá trị vốn góp gần 1,7 tỷ USD, giảm 10,9% về số lượt và giảm 57,7% về số vốn.
Báo cáo cũng cho thấy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 10,69 tỷ USD, chiếm 70,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 26,3% so với cùng kỳ. Tiếp theo là ngành kinh doanh bất động sản, với tổng vốn đầu tư hơn 2,47 tỷ USD, chiếm gần 16,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 61,5% so với cùng kỳ; Các ngành còn lại đạt 817.6 triệu USD, chiếm 8.5%.
Trong số 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, thì có đến 57 quốc gia được cấp phép mới tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapre là nhà đầu tư lớn nhất với 4,01 tỷ USD, chiếm 42.1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hồng Kông 1,18 tỷ USD, chiếm 12,4%; Trung Quốc 1,01 tỷ USD, chiếm 10,6%; Nhật Bản 979 triệu USD, chiếm 10,3%; Thổ Nhĩ Kỳ 730,1 triệu USD, chiếm 7,7% và Đài Loan 529,8 triệu USD, chiếm 5.6%....
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong nửa đầu năm đã có 48 tỉnh, thành phố được các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào . Theo đó, Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,58 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3,1 lần cùng kỳ; Tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu với gần 1,54 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 12 lần so với cùng kỳ.
Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,36 tỷ USD, chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM…
Vốn đăng ký điều chỉnh có 592 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 3.95 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1,420 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,7 tỷ USD, giảm 57,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 501 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 696.7 triệu USD và 919 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1 tỷ USD.
4
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam
(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.
Xem chi tiết