Bài 2: Thị trường hàng hóa Tết vào mùa sôi động


(CHG) Ở thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đều đang tất bật chuẩn bị cho mùa tiêu thụ cao điểm cuối năm. Tuy nhiên, sức mua trên thị trường vẫn đang là một ẩn số. Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Thị trường quà Tết bắt đầu sôi động.
Tưng bừng khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng
Chương trình Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 diễn ra từ giữa tháng 11 đến ngày 22/12 trên phạm vi toàn quốc đang là một hoạt động thương mại thu hút được nhu cầu mua sắm của người dân. Trong dịp này, các doanh nghiệp có thể triển khai khuyến mại lên tới 100%. Các mức khuyến mại không giới hạn tùy thuộc vào chiến lược và điều kiện của doanh nghiệp. Để thực hiện được chương trình này, doanh nghiệp bán lẻ phải tập trung nguồn hàng từ những tháng đầu quý 3. Dự báo, tổng lượng hàng hóa dịp Tết sẽ tăng từ 30-50% với đa dạng các chủng loại sản phẩm. 
Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương TP. Hà Nội cho biết: “Ngoài lượng hàng hóa TP. Hà Nội giao cho các hệ thống phân phối tăng 15% so với nhu cầu của năm trước, các doanh nghiệp cũng dự trữ lượng hàng hóa tăng khoảng 30%”.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định: “Trước Tết, chúng ta vẫn có đoàn kiểm tra hoạt động để đảm bảo nguồn cung, đặc biệt nguồn cung thiết yếu cho Tết và sau Tết. Năm nay, chúng tôi kết hợp hai chương trình này, chắc chắn lượng hàng sẽ được đảm bảo”.
Các sở thương mại, các ngành hàng, các hiệp hội cũng như các doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch kích cầu mua sắm như: Tổ chức các điểm bán hàng, các chuyến bán hàng phục vụ Tết tại các huyện, các khu công nghiệp, chợ vùng nông thôn...
Cũng dịp này, các doanh nghiệp thương mại, các nhà bán lẻ cũng chuẩn bị khá kỹ cho chương trình phục vụ hàng hóa tiêu dùng Tết. Trong đó, điểm nổi bật của các hệ thống siêu thị lớn trên thị trường là hoạt động khuyến mãi, giảm giá để kích thích sức mua cũng như hỗ trợ người tiêu dùng trong tình hình đang được coi là rất khó khăn của người lao động. 
Bà Nguyễn Lê Hồng Xuân, Phó Giám đốc hệ thống Co.op Food chia sẻ: “Hệ thống cửa hàng thực phẩm Co.op Food đã khởi động sớm chuỗi chương trình kinh doanh mùa Tết 2023 với chủ đề “Khai Xuân Xanh - Gieo Lộc Lành” giảm giá từ 20-15% cho gần 25.000 sản phẩm hàng hóa. Trong chuỗi chương trình kinh doanh Tết, hệ thống Co.op Food giảm giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, luân phiên giảm giá mỗi ngày với khuyến mãi mua 1 tặng 1 (rau gói, trái cây đóng hộp/vỉ…); giảm giá các mặt hàng thực phẩm công nghệ, hàng hóa mỹ phẩm; giảm giá sâu cho các sản phẩm nước giặt, bột giặt, nước xả, nước lau sàn đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Co.op Food áp dụng chương trình khuyến mãi Tết cho các mặt hàng giỏ quà Tết với mức giá từ 199.000 – 999.000 đồng và giảm giá từ 10-20% các sản phẩm bánh mứt đặc trưng từng miền”.
Không khí Tết cũng đã xuất hiện ở hàng loạt siêu thị, cửa hàng trên địa bàn TP. HCM như MM Mega Market, Satramart… với hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn. Đại diện hệ thống siêu thị MM Mega Market Việt Nam tỏ ra khá lạc quan: “Khi những khó khăn của 2 năm trước dần qua đi, người tiêu dùng cũng mong muốn một cái Tết được đầy đủ và tươm tất hơn. Họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. MM Mega Market dự đoán sức mua năm nay tăng từ 10-20% so với dịp Tết 2022”. Vì thế để chuẩn bị cho dịp Tết 2023, MM Mega Market lên kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 20-30% lượng hàng so với Tết 2022 và tăng từ 40-50% so với ngày bình thường. Riêng mặt hàng tươi sống và ngành hàng bánh kẹo tăng khoảng 100% so với những tháng bình thường.

Hàng hoá được đảm bảo chất lượng phục vụ người dân sắm Tết.
Bảo đảm chất lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết
Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị số 10/CT-BTC về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2024.
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023 của Chính phủ, Bộ Công thương đề nghị Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc bộ, các tập đoàn, tổng công ty, công ty, các hiệp hội ngành hàng sớm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án cung ứng hàng hóa và xử lý các biến động bất thường của thị trường.
Đối với Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án, hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Theo đó, Sở Công thương các địa phương sẽ là đơn vị “chủ công” phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để tổ chức các hoạt động kết nối các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường phục vụ Tết; phối hợp với các địa phương trên cả nước triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, áp dụng các phương thức mới (trực tuyến, sàn đấu giá điện tử…) để giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền kết hợp tạo nguồn hàng phục vụ Tết. Đồng thời tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân cả nước. 
Cũng thông qua chương trình phục vụ mua sắm hàng hóa ngày Tết của người dân, Sở Công thương các địa phương phối hợp đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để khuyến khích tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp kết hợp với các chương trình hội chợ, khuyến mãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng tạo thuận lợi cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được hàng hóa, sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách, hàng hỗ trợ và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt chú trọng công tác cung ứng hàng hóa cho các vùng bị thiệt hại do bão, lũ với lượng đủ, giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm…
Đặc biệt, chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn dự trữ đầy đủ, có phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra việc duy trì bán hàng và thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, kiểm tra chất lượng, đo lường, giá bán xăng dầu lưu thông trên thị trường. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đảm bảo cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
Để bảo đảm lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường Tết với giá cả hợp lý, chất lượng tốt, Bộ Công thương giao trách nhiệm tới các tập đoàn, tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa phục vụ Tết. Theo đó, các đơn vị sản xuất (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Bia rượu – Nước giải khát Hà Nội, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam…) chủ động có kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết; dự trữ vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được… để duy trì  sản xuất ổn định nhằm đảm bảo lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết.
Các đơn vị sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng Tết có kế hoạch phù hợp để hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết, gây tâm lý bất ổn cho thị trường; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý đầu cơ hàng, nâng giá… Với các phương án chuẩn bị từ các cơ sở kinh doanh phục vụ mua sắm hàng hóa tết, cho đến các nhà sản xuất, các hệ thống phân phối hàng hóa… cũng như sự tham gia vào cuộc của hệ thống quản lý thương mại các cấp, nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng ngày tết của người dân sẽ được cung ứng, phục vụ đầy đủ, để người dân khắp mọi miền đất nước được mua sắm đầy đủ hàng Tết theo nhu cầu.     
Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3