Điện tăng giá tác động tới sản xuất và tiêu dùng thế nào?


(CHG) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 377 ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% lên 1.920,37 đồng/kWh. Theo đánh giá của EVN và Bộ Công Thương, việc điều chỉnh tăng giá điện mới này có tác động không đáng kể tới các nhóm khách hàng sử dụng điện.

Hóa đơn điện cụ thể tăng thêm mỗi tháng
Tại buổi trao đổi thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện chiều 4/5, đại diện EVN cho biết, hiện nay, trong cơ cấu các khách hàng sử dụng điện, có khoảng 528.000 khách hàng kinh doanh dịch vụ, bình quân mỗi tháng khách hàng kinh doanh trả tiền điện 5,3 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả thêm là 141.000 đồng/tháng.

Với 1,822 triệu hộ sản xuất, thì bình quân mỗi tháng mỗi hộ sản xuất trả tiền điện 10,6 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả thêm là 307.000 đồng/tháng.
Có 662.000 khách hàng hành chính sự nghiệp, bình quân mỗi tháng mỗi khách hàng hành chính sự nghiệp trả tiền điện 2,01 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi, giá mỗi tháng sẽ trả tăng thêm là 40.000 đồng/tháng.
Với các hộ tiêu thụ, theo tính toán từ EVN, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ, (số hộ sử dụng điện dưới 50kWh toàn EVN năm 2022 là 3,33 triệu hộ, chiếm 11,98% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt).
Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ, (số hộ sử dụng điện từ 51 - 100kWh toàn EVN năm 2022 là 4,7 triệu hộ, chiếm 16,85% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt).
Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ, (số hộ sử dụng điện từ 101 - 200kWh toàn EVN năm 2022 là 10,04 triệu hộ, chiếm 36,01% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt), đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 201 - 300kWh toàn EVN năm 2022 là 4,96 triệu hộ, chiếm 17,81% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt).
Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 301 - 400kWh toàn EVN năm 2022 là 2,21 triệu hộ, chiếm 7,95% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt).

Theo đánh giá của EVN và Bộ Công Thương, cũng như các ngành chức năng, việc điều chỉnh tăng 3% giá bán lẻ điện bình quân có tác động không đáng kể tới các nhóm khách hàng sử dụng điện.
Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, việc tăng giá điện chỉ là một trong các giải pháp giảm thiểu khó khăn tài chính của EVN và tập đoàn cũng đã có các giải pháp nội tại như tiết giảm chi phí; tiết kiệm điện và huy động tối đa các nguồn điện có giá thành rẻ.
Bên cạnh đó, EVN cũng sẽ làm việc với các nhà cung ứng nhiên liệu khí, than… chia sẻ khó khăn, có thể giảm giá bán đầu vào để giảm thiểu chi phí. Cùng đó, đàm phán các nhà đầu tư có nguồn năng lượng như năng lượng tái tạo để có đảm bảo hài hòa lợi ích EVN và chủ đầu tư
Ngành chịu tác động tiêu cực khi giá điện tăng
Trong báo cáo mới nhất của Chứng khoán Mirae Asset, đội ngũ phân tích cho rằng, một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực, điển hình là xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.
Theo ước tính của Mirae Asset, chi phí điện chiếm khoảng 9 - 10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép, mức này cũng tương đương với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất.
Riêng lĩnh vực xi măng lại chiếm khoảng 14 - 15% trên giá vốn hàng bán, trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9 - 10% giá vốn hàng bán.
Còn với doanh nghiệp sản xuất giấy, ước tính chi phí điện chiếm tỷ trọng thấp hơn một vài ngành khác, chiếm trung bình 4 - 5% trên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Với giả định chi phí điện tăng thêm, doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng. Các chuyên gia ước tính, chi phí điện tăng 3% làm cho tổng lợi nhuận trước thuế (LNTT) của từng ngành có thể giảm tối đa tương ứng là: LNTT ngành Thép giảm 15%, LNTT ngành giấy giảm 2%, LNTT ngành xi măng giảm 13%, LNTT ngành hóa chất giảm 1%.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy sự sụt giảm đáng kể của lợi nhuận khi chi phí điện tăng thêm làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Mirae Asset lưu ý nếu doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.
Nhìn tổng thể bức tranh EVN tăng giá điện bán lẻ, Chứng khoán Mirae Asset đưa ra kết luận, giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp sản xuất tăng làm giảm lợi nhuận, đâu đó sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng (Nguồn: Mirae Asset).

Những thói quen nên bỏ để giảm hóa đơn tiền điện
Giá điện bán lẻ tăng vào đúng thời điểm nắng nóng đầu hè khiến nhiều gia đình không khỏi lo ngại trước nguy cơ hóa đơn tiền điện tăng đột biến. Bên cạnh việc hạn chế sử dụng các thiết bị ngốn điện nhiều như điều hòa, máy giặt sấy, người tiêu dùng có thể kiểm tra xem mình có đang vô tình gây lãng phí điện từ những thói quen hằng ngày hay không.

Thói quen bật điều hòa ở nhiệt độ thấp: Khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên, điều hòa cũng sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn để làm lạnh cho không gian trong nhà và gây hao điện nhanh chóng. Chẳng hạn, nếu nhiệt độ ngoài phòng ở mức 40 độ C thì nên bật điều hòa ở mức thấp hơn từ 10 - 12 độ C. Như vậy sẽ vừa đủ làm mát phòng và không quá tốn điện. Trong khi đó, nếu đặt mức nhiệt dưới 25 độ C thì xác định sẽ cực hao điện bởi máy sẽ phải hoạt động hết công suất. Còn nếu nhiệt độ bên ngoài ở mức từ 30 - 35 độ C, chỉ cần bật điều hòa ở mức từ 25 - 28 độ C là đủ mát.
Thay vì bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, có thể sử dụng kết hợp quạt và điều hòa để khuếch tán hơi mát dễ dàng hơn, từ đó hạ nhiệt cho phòng nhanh hơn.
Để nguyên phích cắm trong ổ khi không sử dụng thiết bị điện: Có rất nhiều thiết bị dù không sử dụng nhưng vẫn “âm thầm” ngốn điện nếu không rút phích cắm ra khỏi ổ. Chẳng hạn như tivi, bộ sạc laptop hay sạc điện thoại, các thiết bị có màn hình hiển thị giờ (như máy giặt, lò nướng, bếp từ, nồi cơm điện...). Riêng với các củ sạc, dù điện năng tiêu thụ của nó chỉ khoảng 1,2W nhưng thực tế, gia đình nào cũng sử dụng nhiều hơn 1 thiết bị sạc cho các sản phẩm điện tử của mình.
Dùng bóng đèn sợi đốt: Đèn sợi đốt chuyển hóa 10% điện năng tiêu thụ thành ánh sáng, 90% năng lượng còn lại sẽ chuyển hóa thành nhiệt. Như vậy, loại đèn này không chỉ gây hao điện mà còn góp phần làm tăng nhiệt độ trong phòng. Do đó, thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt, bạn có thể chuyển sang dùng các loại bóng đèn tiết kiệm điện như bóng halogen, huỳnh quang compact (CFL), đèn tuýp LED.
Quên tắt đèn, tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà: Để tránh quên, hãy chuyển sang sử dụng các loại ổ cắm thông minh có thể tự hẹn giờ, dễ dàng bật/tắt các thiết bị điện qua app, hoặc chuyển sang sử dụng các loại đèn cảm ứng chuyển động tự bật/tắt khi có người.
Giặt quần áo bằng nước nóng: Máy giặt tiêu chuẩn thường sử dụng tối thiểu khoảng 67 lít nước cho mỗi lần giặt (đối với máy có khối lượng giặt 5kg). Như vậy, nếu thường xuyên giặt quần áo bằng nước nóng, bạn sẽ phải mất thêm một khoản tiền mỗi tháng để làm nóng số nước này./.

Điện là một nguồn năng lượng quan trọng, là mặt hàng đặc biệt, cung - cầu giữa sản xuất và tiêu dùng luôn cân bằng tại mọi thời điểm. Điện tác động đến mọi đối tượng và toàn bộ nền kinh tế. Tiết kiệm điện là mục tiêu chiến lược của mỗi quốc gia, bởi nhu cầu điện ngày càng tăng, nhưng tài nguyên cho sản xuất điện lại không phải là vô tận.
Nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines... đều áp dụng nhiều biện pháp đánh vào kinh tế thông qua giá, nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Ở nước ta, nhu cầu điện trên đầu người của Việt Nam tuy còn thấp so với nhiều nước, nhưng hằng năm đều tăng. Bảo đảm nguồn cung về điện cho quốc kế, dân sinh luôn là một thách thức. Trong khi đó, tình trạng sử dụng điện còn nhiều lãng phí. Vì vậy, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả được coi là quốc sách.
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7, ngày 17/6/2010 đã thông qua Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ngày 7/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 34/CT-TTg về tăng cường tiết kiệm điện và ngày 8/3/2018 đã ra Quyết định số 279/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Hiện nay, ngành điện đang ưu tiên các chương trình về hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả cho 2 nhóm khách hàng là sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Đây là 2 nhóm khách hàng đang chiếm tỷ trọng rất lớn, đến 80 - 85% tổng nhu cầu điện tại khu vực miền Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam)

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3