Nguồn cung nguyên liệu trong nước ổn định giúp các doanh nghiệp thực phẩm phát triển bền vững


(CHG) Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp trong lĩnh vực lương thực thực phẩm Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu ổn định vẫn đang là mối quan tâm và nỗi lo của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Theo ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trong suốt 3 quý đầu năm 2022, các doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm đang hoạt động trở lại vô cùng sôi nổi. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong vấn đề xuất nhập khẩu, tuy nhiên các doanh nghiệp đã linh hoạt chuyển hướng khai thác thị trường nội địa một cách có hiệu quả.

Cũng theo các số liệu thống kê, trong tháng 8/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam tăng gần 9% so với cùng kì năm ngoái. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành lương thực thực phẩm tăng 11,9%.

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa - nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam cho rằng, chất lượng thực phẩm được sản xuất ở Việt Nam ngày càng được nâng cao. Theo đó, các công ty sản xuất thực phẩm tại Việt Nam cũng đã bắt đầu yêu cầu cao hơn về chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Nguồn cung nguyên liệu trong nước ổn định giúp các doanh nghiệp thực phẩm phát triển bền vững

Tới này, nguồn cung nguyên liệu vẫn là bài toán khó của các doanh nghiệp. Dù nước ta có nguồn nguyên liệu thực phẩm dồi dào nhưng những doanh nghiệp chế biến vẫn phải nhập đến 90%, tốn hàng tỷ USD mỗi năm. Chính vì thế mà giá bán thực phẩm Việt Nam vẫn khó cạnh tranh trên sân nhà do giá chưa phù hợp.

Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nông sản Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết bền vững, gây khó khăn cho doanh nghiệp chế biến, sản xuất. Tính đến giữa tháng 9/2022, Việt Nam đã chi hơn 13,2 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng thủy sản, rau quả, nguyên phụ liệu chế biến thực phẩm. Trong đó, nhiều nhất là các mặt hàng ngô, hạt điều, thủy sản, rau quả….

Do phải phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu nên hiện nay nhiều doanh nghiệp phải cầm chừng, hoặc chỉ đạt được 70-80% công suất nhà máy. Thậm chí có những doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lỗ vốn, đền bù hợp đồng do chi phí sản xuất tăng cao.

Đứng trước những thách thức trên, các doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa chi phí, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, mở rộng thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, đầu tư nguồn nguyên liệu từ nội địa là giải pháp được nhiều doanh nghiệp hướng đến.

Theo ông Lê Nguyễn Đoan Duy - Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn nguyên liệu Á Châu, hiện doanh nghiệp đang xây dựng những vùng nguyên liệu riêng, chủ động tạo ra những nguyên liệu đầu vào để cung cấp cho hoạt động sản xuất chế biến trong nước và xuất khẩu. Điển hình như các sản phẩm đường từ tinh bột sắn, sữa bột nguyên kem… đây là những nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất bánh kẹo. Đồng thời, ông Duy cũng khuyến khích doanh nghiệp tận dụng nguồn nông sản phong phú trong nước, gia tăng gía trị nông sản.

Sau chuỗi các biến động về cung ứng nguyên liệu trên thế giới, việc tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Theo ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, ngành nguyên liệu thực phẩm được xem như ngành công nghiệp phụ trợ và được Chính phủ rất ủng hộ, đồng thời các công ty thực phẩm rất muốn tìm những nguồn cung ổn định và lâu dài.

Hơn bao giờ hết, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ sâu, theo sát cùng người nông dân cũng như doanh nghiệp, xây dựng những đầu mối liên kết, cho thấy rõ được giá trị gia tăng của việc cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như người nông dân.

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3