Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản suy giảm trong quý I


(CHG) Theo báo cáo của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 20,63 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước đạt 9,44 tỷ USD, giảm 7,2%; xuất siêu 1,76% tỷ USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu thống kê cho thấy, tháng 03/2023, kinh ngạch xuất khẩu ước đạt 4,66 tỷ USD, tăng 27,0% so với tháng 02, nhưng giảm 6,5% so với tháng 03/2022.
Tính chung 3 tháng, nhiều mặt hàng xuất khẩu chính có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước nên kim ngạch xuất khẩu ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu nông sản đạt 5,73 tỷ USD, tăng 3,8%, lâm sản đạt 3,11 tỷ USD, giảm 28,3%, thuỷ sản đạt 1,78 tỷ USD, giảm 29,0%, chăn nuôi đạt 115 triệu USD, tăng 46,5%; đầu vào sản xuất đạt 458 triệu USD, giảm 26,8% và muối đạt 0,9 triệu USD giảm 31,3%.
Những mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: Cà phê đạt 1,27 triệu USD, giảm 2,3%; cao su giảm 22,9%; chè giảm 22,9%; hạt tiêu giảm 3,8%; cá tra giảm 33,1%; tôm giảm 39,4%; gỗ giảm 28,3%; sản phẩm mây, tre, cói thảm giảm 34,9%.
Về thị trường xuất khẩu, trong 3 tháng vừa qua, các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 48,8% thị phần, tiếp đến là châu Mỹ chiếm 20,3%, châu Âu chiếm 12,8%.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản suy giảm trong quý I/2023.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 21,5% thị phần. Đứng thứ 2 là Hoa Kỳ đạt 2,04 tỷ USD chiếm 18,2%. Thứ 3 là Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 936 triệu USD chiếm 8,4%. Thứ 4 là Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 528 triệu USD chiếm 4,7%.
Theo Bộ Nông và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm, thặng dư thương mại giảm so với cùng kỳ năm trước là do kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga - Ukraine, tình trạng lạm phát cao tại một số nước trên thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu xuất khẩu. Thêm vào đó, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhiều nước tái xuất khẩu nông sản dẫn đến tăng cung trên thị trường. Trong khi ở trong nước, nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới năm 2023.
Để thích ứng với bối cảnh mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường trong nước cũng như thế giới.
Tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là hiệp định đối tác xuyên Thái bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị, cơ quan chuẩn bị tổ chức hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc (Quý II - III/2023); tham gia chuỗi sự kiện quảng bá nông sản chủ lực của Việt Nam tại Vương quốc Anh; chuỗi sự kiện thực phẩm và đồ uống quốc tế tại Anh trong dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Anh (Quý II/2023).
Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch. Trình Chính phủ đề xuất xây dựng nghị định quản lý thương hiệu nông sản quốc gia Việt Nam. Triển khai dự án điều tra thực trạng chế biến nông sản gắn với sản xuất nguyên liệu và nhu cầu thị trường./.
Còn lại: 1000 ký tự
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ nguyên nhân lãi suất tăng cao và giảm mạnh

(CHG) Tại phiên họp sáng 1/6 của Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến khả năng tiếp cạn tín dụng của doanh nghiệp; tình trạng lãi suất cao diễn ra vào nửa cuối năm 2022; điều hành hạn mức (room) tín dụng và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Xem chi tiết
Phạt 25 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Kinh doanh các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật vi phạm nhãn hàng hóa, một doanh nghiệp đã bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông xử phạt số tiền 25 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật 02 tháng và buộc thu hồi toàn bộ số hàng hóa vi phạm.

Xem chi tiết
​Quảng bá hình ảnh ngành gỗ có trách nhiệm

(CHG) Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nửa đầu năm nay sẽ giảm 28 - 32% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đối phó với các vụ việc phòng vệ thương mại..., Vifores cho rằng phải tìm mọi cách quảng bá gỗ Việt, khẳng định Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp gỗ có trách nhiệm.

Xem chi tiết
Phát hiện 64 vụ vi phạm trong kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Trong 5 tháng đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra 93 vụ, phát hiện 64 vụ vi phạm, xử lý 59 vụ với số tiền thu phạt, nộp ngân sách nhà nước gần 1,3 tỷ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3