​Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023


(CHG) Sáng nay (ngày 20/4), khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh".
Tăng cường nhận biết Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023, với chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh” do Bộ Công Thương, phối hợp với trường Đại học RMIT, các đối tác trong nước và quốc tế tổ chức.
Nghi lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia 2023.
Tham dự Chương trình có: Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; ông Vahram Kazhoyan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Armenia; bà Maria Olandina Isabel Caeiro Alves, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền CHDC Timor Leste tại Việt Nam; ông Ahmed Ait Aissa, Phó Đại sứ Vương quốc Maroc tại Việt Nam, cùng các diễn giả là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu trong nước và quốc tế.
 
Chương trình còn có sự tham gia trực tiếp và qua các đầu cầu của: Đại diện các Thương vụ Việt Nam tại các nước; đại diện cơ quan ngoại giao các nước và các tổ chức quốc tế; đại diện các Sở Công Thương, trung tâm xúc tiến thương mại địa phương; đại diện các hiệp hội ngành hàng; cùng đại diện các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam, doanh nghiệp quan tâm tới chương trình và đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin.
Ngay sau lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia là Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 với chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh”. Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 được Bộ Công Thương kỳ vọng là nơi gặp gỡ, thảo luận và chia sẻ những ý tưởng để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia xanh, vững mạnh và phát triển.

 
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam diễn ra từ ngày 17 - 23/4/2023. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023, nhằm hướng tới kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4, tăng cường nhận biết Thương hiệu quốc gia Việt Nam và quảng bá giới thiệu các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã được Chính phủ công nhận tới cộng đồng xã hội trong nước và quốc tế.
Các thương hiệu hàng đầu Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc
Phát biểu tại lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023.
Qua 20 năm hình thành và phát triển, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, chương trình cũng luôn đồng hành, hỗ trợ địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao của mình.
Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao trong việc xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia và là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2020 - 2022. Cụ thể, theo báo cáo từ Brand Finance, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 tăng 29,1% so với năm 2019, đạt mức 319 tỷ USD; năm 2021 tăng 21,6% so với năm 2020 (388 tỷ USD); năm 2022 tăng 11,1% so với năm 2021 (431 tỷ USD).
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu nên đã đầu tư nghiêm túc cho xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp. Kết quả là, trong Top 50 Thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam năm 2022, có sự góp mặt của rất nhiều doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Theo đó, nếu như năm 2018 mới có 14 doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam nằm trong Top 50, chiếm tỷ trọng 28% thì sau 5 năm con số này đã tăng lên 21 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 42%. Đặc biệt, trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh từ 20% năm 2018 lên tới 60% năm 2022.
Diễn đàn thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp.
“Kết quả trên cho thấy, các thương hiệu hàng đầu Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu, nhờ đó nâng cao vị thế vững chắc trong bảng xếp hạng. Đồng thời, kết quả cũng chứng tỏ các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã dần bắt kịp với xu thế toàn cầu là đầu tư vào giá trị thương hiệu, góp phần đáng kể trong việc gia tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam”- Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết thêm, Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2023 với chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh” được Bộ Công Thương tổ chức ngày hôm nay trong bối cảnh Việt Nam đã bình thường hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới phục hồi kinh tế và tăng trưởng mạnh mẽ sau hai năm bị đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, cơ quan nghiên cứu học thuật, các tổ chức trong và ngoài nước và doanh nghiệp, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tin tưởng Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 sẽ mang đến những nội dung đối thoại chuyên sâu, góc nhìn đa chiều xoay quanh việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị đại biểu tham gia tích cực vào phiên thảo luận để có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất có giá trị, khả thi, giúp tham mưu cho Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có những giải pháp định hướng cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong thời kỳ mới./.

Nguồn: https://congthuong.vn/khai-mac-tuan-le-thuong-hieu-quoc-gia-va-dien-dan-quoc-te-thuong-hieu-quoc-gia-viet-nam-2023-251031.html

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3