Ba cục hải quan có kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 100 tỷ USD


(CHG) Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2022 đạt 730,28 tỷ USD. Trong đó, các cục hải quan: Bắc Ninh, TP. HCM, Hải Phòng là 3 đơn vị có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất toàn ngành, đạt hơn 100 tỷ USD/đơn vị.
Biểu đồ: T.Bình. Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 730,28 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2022 đạt 730,28 tỷ USD, tăng 9,2%, tương ứng tăng 61,28 tỷ USD so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% (tương ứng tăng 35,14 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,9% (tương ứng tăng 26,14 tỷ USD).

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2022 đạt 506,91 tỷ USD, tăng 9,3% (tương ứng tăng tới 43,30 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 273,63 tỷ USD, tăng 11,6% tương ứng tăng 28,5 tỷ USD so với năm 2021 và nhập khẩu đạt 233,28 tỷ USD, tăng 6,8% tương ứng tăng 14,80 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam năm 2022 đã thặng dư 12,4 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số thặng dư 3,33 tỷ USD năm 2021.

3 đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 100 tỷ USD

Về kim ngạch xuất nhập khẩu làm thủ tục tại các cục hải quan địa phương, dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận trong năm 2022 có 3 đơn vị có quy mô từ 100 tỷ USD trở lên gồm: Cục Hải quan Bắc Ninh với 169,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước; Cục Hải quan TP. HCM với 129,73 tỷ USD, tăng 10,2%; Cục Hải quan Hải Phòng với 101,37 tỷ USD, tăng 11,7%.

Như vậy, riêng 3 đơn vị trọng điểm nêu trên đạt 400,5 tỷ USD, chiếm gần 55% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2022.

Các đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn khác với quy mô hàng chục tỷ USD như: Cục Hải quan Hà Nội với 61,66 tỷ USD, tăng 21,7%; Cục Hải quan Bình Dương với 49,06 tỷ USD, tăng 3%; Cục Hải quan Đồng Nai với 39,36 tỷ USD, tăng 11,5%; Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu với 21,13 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8%; Cục Hải quan Hà Nam Ninh với 17,99 tỷ USD, tăng 20,6%; Cục Hải quan Long An với 15,89 tỷ USD, tăng 17,9%; Cục Hải quan Quảng Ninh với 14,04 tỷ USD, tăng 25,1% so năm trước.
Nhiều đơn vị có tăng trưởng cao

Ngoài ra, nhiều đơn vị có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ vài trăm triệu hoặc vài tỷ USD nhưng có tốc độ tăng trưởng cao đáng ghi nhận. Đó là, Cục Hải quan Quảng Nam đạt 4,36 tỷ USD, tăng 33,4%; Cục Hải quan Cao Bằng đạt 767 triệu USD, tăng 64%; Cục Hải quan Kiên Giang đạt 266 triệu USD, tăng 54,3% so với năm trước.

Ngược lại, xuất nhập khẩu qua một số đơn vị giảm mạnh như: Cục Hải quan Lạng Sơn với 2,67 tỷ USD, giảm 28,4%; Cục Hải quan Quảng Trị với 743 triệu USD, giảm 28%; Cục Hải quan Quảng Bình với 478 triệu USD, giảm 31,7%; Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum với 464 triệu USD, giảm 65% so với năm trước.

Trong năm 2022, toàn Ngành đảm bảo thông quan thông suốt cho hơn 14,55 triệu tờ khai xuất nhập khẩu, trong đó, luồng Xanh là 65,14%, luồng Vàng là 30,58% và luồng Đỏ là 4,28%.

Tiếp tục kéo giảm thời gian thông quan

Đáng chú ý, thời gian thông quan tiếp tục được kéo giảm. Cụ thể, căn cứ kết quả đo thời gian giải phóng hàng, thời gian thông quan trung bình đối với hàng nhập khẩu giảm gần 19 phút so với năm 2021; thời gian thông quan trung bình đối với hàng xuất khẩu giảm hơn 17 phút.

Việc kéo giảm thời gian thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu nêu trên thể hiện sự quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Tổng cục Hải quan đối với việc đẩy mạnh công tác hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi thương mại, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời đảm bảo môi trường minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả...

Nguồn: https://baochinhphu.vn/3-cuc-hai-quan-co-kim-ngach-xuat-nhap-khau-hon-100-ty-usd-102230131175856269.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3