Bài 1: Thương mại điện tử ra đời và sự thích ứng trong đại dịch Covid-19


 
(CHG) Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhu cầu người tiêu dùng chuyển từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến ngày càng tăng mạnh và đã trở thành thách thức rất lớn trong bối cảnh vấn nạn hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử.
 
Thương mại điện tử đang là xu hướng của mọi ngành hàng.
Thương mại điện tử được biết đến ở Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XXI, trong khoảng 15 năm về trước vẫn chủ yếu là hình thức mua bán, giao dịch thông qua nền tảng internet và công nghệ phần mềm tại các sàn thương mại điện tử. Vì thế việc đào tạo các chuyên gia chuyên ngành thương mại điện tử cũng theo phương pháp truyền thống: Làm thương mại trên môi trường điện tử hay các hoạt động kinh doanh mua bán nhờ sự trợ giúp của công nghệ và các nền tảng ứng dụng trong môi trường internet. 
5 năm trở lại đây, xu thế kinh tế số đã khiến các hoạt động thương mại điện tử trở nên “náo nhiệt” hơn, nó không thuần túy là các sản phẩm cụ thể nữa mà là dịch vụ, thông tin, tư vấn, sản phẩm số, tài sản ảo… hay các sàn giao dịch phái sinh.
Trong giai đoạn dịch Covid-19, vào đầu tháng 2/2020, nhiều chuyên gia đã dự báo đại dịch sẽ tác động đến sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong nhiều năm tiếp theo. Khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ hạn chế việc ra đường khiến rất nhiều người chuyển sang đặt hàng trực tuyến, thanh toán qua các ứng dụng ngân hàng điện tử nhằm hạn chế rủi ro lây nhiễm.
Điều này khiến các nền tảng thanh toán điện tử càng phát triển mạnh mẽ như: Momo, Vnpay, Zalopay… và nhiều chương trình khuyến mãi mọi lúc mọi nơi, tạo điều kiện kích thích người tiêu dùng mua hàng trực tuyến chỉ với một vài “cú click” đã có thể dễ dàng mua sắm. 
 
 
Mua hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trong “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam – Làn sóng thứ 2 của Thương mại điện tử” (2022) của Hiệp hội Thương mại Điện tử (VECOM), từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, có 2 làn sóng thương mại điện tử vào Việt Nam, làn sóng đầu tiên diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đại dịch năm 2020, làn sóng thứ hai diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021 vào đúng đợt nhiều nơi trên cả nước áp dụng lệnh giãn cách xã hội, trong đó có thủ đô Hà Nội.
Đây là thời điểm người tiêu dùng online tăng mạnh do không gian ở nhà, nơi làm việc bị bó hẹp hơn so với mọi khi, chính vì thế ngoài làm việc ra họ có nhiều thời gian để lướt web, đọc sách, xem các nội dung trên mạng xã hội và đặc biệt bắt đầu tích cực sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam: Lazada, Shoppe, Sendo, Tiki… phối hợp cùng các nền tảng mạng xã hội: facebook, tiktok, youtube… và những ứng dụng chuyển phát hàng hóa: Grap, gao hàng tiết kiện, Viettel post… Có thể thấy, làn sóng thương mại điện tử lần thứ nhất dưới sự tác động cộng hưởng là đòn bẩy cho làn sóng thương mại điện tử lần thứ hai phát triển nhanh, mạnh mẽ và vững chắc hơn. 
 
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến. 
Theo Tổng cục Thống kê và VECOM, năm 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế của nước ta, nhưng đồng thời tạo ra cơ hội giúp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ nếu áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh thông qua thương mại điện tử.
Việc tận dụng được thị trường thương mại điện tử đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ có điều kiện tốt được tiếp cận, mở rộng kinh doanh trên môi trường số tương ứng với sản phẩm tốt, phù hợp với người tiêu dùng trong nước. Đồng thời cũng là cơ hội đưa sản phẩm Việt len lỏi vào các thị trường khó tính khu vực Đông Nam Á cũng như các nước khác - nơi trước đây tồn tại khá nhiều rào càn, chi phí cao nếu giao thương theo cách truyền thống.
 
Người Việt Nam sử dụng internet và nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng mạnh vào giai đoạn 2020 – 2022 dưới tác động của dịch Covid-19 chuyển từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến.
 
Ngày nay, đối tượng chính của các sàn thương mại điện tử hướng tới tất cả những người tiêu dùng, sử dụng các ứng dụng mua hàng trên mạng internet, trong đó tập trung chính tới các đối tượng GenZ. Hàng loạt sàn thương mại điện tử như: Lazada, Tiki, Shoppe,… đều đưa ra những kế hoạch mới nhằm khai thác hành vi mua sắm của giới trẻ, lựa chọn các sản phẩm giá rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn cũng như áp dụng các chương trình khuyến mại theo gói thông qua các doanh nghiệp có sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Cùng với đó việc chú trọng hơn trong việc đầu tư các nền tảng như cơ sở hạ tầng, công nghệ, quản lý thì doanh nghiệp vẫn sẽ vượt qua được những khó khăn, thách thức mới trong thời buổi kinh tế hội nhập đi kèm với những áp lực lạm phát, suy thoái lên thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng và thương mại điện tử trên toàn thế giới nói chung.
Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia, là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm với nhiều ngành hàng khác nhau. Với những chiến lược đầu tư xây dựng kho vận riêng của mình tại Việt Nam đã giúp cho việc giao hàng tới người tiêu dùng nhanh chóng, từ đó đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của người  Việt Nam.
 
 
Sự chuyển dịch từ bán hàng truyền thống sang thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh.
 
Có thể thấy rằng, nhu cầu mua sắm trên các nền tảng trực tuyến ngày càng phát triển, tạo sức bật mạnh mẽ cho các doanh nghiệp nếu biết áp dụng công cụ bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử, đồng thời cho ra đời những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng trong hạn mức thu nhập.
Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng càng lớn thì các công ty sẽ cho ra đời càng nhiều sản phẩm để kinh doanh, đồng nghĩa với việc sản phẩm cùng phân khúc phải cạnh tranh với nhau mạnh mẽ. Để sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến rồi chọn mua, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chi phí cho truyền thông trên các nền tảng bán hàng trực tuyến thông qua các chương trình, chiến dịch quảng cáo online, qua các Kols, Freelancer bằng mạng xã hội Facebook, Tiktok, Yotuber…
Tuy nhiên lại lộ rõ những mặt còn tồn tại trong mảng bán hàng trực tuyến, lượt mua tăng mạnh nhưng lại không chú trọng vào chất lượng, sản phẩm đến tay người tiêu dùng
 không đúng với quảng cáo. Nhiều mặt hàng cùng một mẫu mã nhưng lại được bán với những mức giá khác nhau, gây lũng đoạn thị trường mua sắm và giảm uy tín của các đơn vị cung cấp sản phẩm chính gốc, đặc biệt trong đó có thể kể đến như: quần áo, giày đẹp, mỹ phẩm, thiết bị đồ dùng gia đình, thực phẩm,…
Là nước đang phát triển có mức thu nhập vào loại trung bình thấp cho nên nhu cầu tiêu thụ, mua sắm của người dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn tới ngày càng tăng cao. Vì vậy, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý các hoạt động thương mại điện tử thông qua ban hành nhiều chính sách liên quan cũng như việc thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực một cách có hiệu quả và an toàn xã hội.
Các văn bản như: Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, trong đó đã bổ sung một số các quy định mới về thông tin hàng hóa phải công khai trên website thương mại điện tử; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử trong quản lý hoạt động thương mại điện tử trên sàn; quản lý người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam...
Cùng với đó “Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025” được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng sẽ đi vào thực tiễn trong hoạt động kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, tạo dựng hành lang pháp lý, độ tín nhiệm của người dân giúp họ trở thành những người tiêu dùng thông minh. 
Theo thống kê của Tổng Cục thống kê, đến tháng 8/2022 có tới 150.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động sau ảnh hưởng của Covid-19 suốt 2 năm 2020, 2021, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng mạnh lên tới 67% so với năm 2021 và tham gia vào thị trường thương mại điện tử để kinh doanh không ngừng gia tăng, chứng tỏ đó là xu thế tất yếu hiện nay bên cạnh hoạt động kinh doanh truyền thống.
Như vậy, thời gian tới, cần phát triển thương mại điện tử gắn liền với nền kinh tế trong nước, từ đó xây dựng chiến lược, quy hoạch cụ thể để doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới.
Bài 2: Sàn thương mại điện tử tiềm ẩn nguy cơ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3