Bài 4: Cần cập nhật phương pháp đào tạo nhân lực cho ngành thương mại điện tử 4.0


(CHG) Phương pháp đào tạo thương mại điện tử cần được xây dựng và thực thi theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ, góp phần chuẩn đầu ra nhân lực thương mại điện tử chuyên nghiệp, bám sát thực tế, người học sớm được thực chiến.
Tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia, tới năm 2025 cần đạt được hai mục tiêu liên quan tới nguồn nhân lực. Trong đó mục tiêu thứ nhất là 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về thương mại điện tử và mục tiêu thứ hai là một triệu lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý Nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các cơ sở đào tạo về thương mại điện tử.
Ở Việt Nam, làm thương mại trong môi trường điện tử hay các hoạt động kinh doanh mua bán nhờ sự trợ giúp của công nghệ và các nền tảng ứng dụng trong môi trường internet. Bởi vậy, đào tạo theo cách tiếp cận chỉ là hỗ trợ thêm để hiệu quả hơn cho các hoạt động kinh doanh truyền thống.
 
 
Đào tạo ngành thương mại điện tử đang trong giai đoạn chuyển mình
5 năm trở lại đây, xu thế kinh tế số đã khiến các hoạt động thương mại điện tử trở nên “náo nhiệt” hơn, nó không thuần túy là các sản phẩm cụ thể nữa mà là dịch vụ, thông tin, tư vấn, sản phẩm số, tài sản ảo… hay các sàn giao dịch phái sinh. Điều này đồng nghĩa trong nền kinh tế số và xu thế chuyển đổi số việc đào tạo các học phần trong chương trình đào tạo cần phải cập nhật hơn, phương pháp đào tạo, kế hoạch giảng dạy cũng cần thay đổi và rút ngắn để lực lượng lao động chuyên ngành này có thể nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế số. 
Việc đào tạo đội ngũ nhân sự trẻ tham gia vào hoạt động thương mại điện tử là đặc biệt quan trọng tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Hiện nay có 2 cách tiếp cận cơ bản khi bàn về phương pháp xây dựng nội dung chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử.
Một là, đa số các cơ sở đào tạo khi mở ngành
thương mại điện tử đều tham khảo chương trình đào tạo (CTĐT) của Trường ĐH Thương mại (đây là đơn vị đầu tiên đào tạo về thương mại điện tử với chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử trong 16 năm qua, và ngành thương mại điện tử vài năm trở lại đây) và hình thành CTĐT của trường mình. Các giáo trình, tài liệu giảng dạy đều mượn từ trường khác, thậm chí đến cả giảng viên cũng mời thỉnh giảng, mà chưa thể xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ hữu và các tổ bộ môn đủ mạnh.
Hai là, các cơ sở đào tạo cải tiến nội dung chương trình đào tạo có cập nhật một vài môn học mới. Môn mới thì chưa có giáo trình mà chỉ có các tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo… Các cơ sở đào tạo càng cải tiến nhiều thì nguồn lực để hoàn thiện đề cương, giáo án, tài liệu giảng dạy, thậm chí giáo trình riêng để quảng bá thương hiệu lại càng khó khăn. Chỉ một số cơ sở đào tạo công lập có nguồn lực mạnh mới có thể làm tốt được điều này.
Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số của Trường Đại học Đại Nam đào tạo ngành Thương mại điện tử theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá chuẩn đầu ra của môn học đối với sinh viên về: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tiếp cận theo phương pháp đào tạo mới, đó là gắn doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo kỹ năng cho sinh viên như là các buổi tập huấn cho nhân viên mới khi tham gia trúng tuyển vào công ty.
Góc nhìn đào tạo ngành thương mại điện tử giữa trường công và trường tư có sự khác nhau
TS. Nguyễn Đức Tài, Trưởng khoa T
hương mại điện tử & Kỹ thuật số, Trường Đại học Đại Nam chia sẻ: Đa số các trường đều tiếp cận đào tạo theo cách truyền thống, nghĩa là đào tạo một cách tổng quan, bài bản theo hướng học thuật rất căn bản để người học có được chuyên môn căn bản về thương mại điện tử nhưng cũng có thể làm được rất nhiều các công việc khác nhau. Các công việc quản trị doanh nghiệp hay thậm chí là kinh doanh thương mại, marketing, digital marketing,… theo cách này sẽ thành công với những cơ sở đào tạo có nguồn lực lớn và chủ yếu là trường công. 
Trường ngoài công lập khó có thể thành công theo phương pháp trên. Các trường tư (ngoài công lập) thì tiếp cận dưới góc độ thực tế hơn, nghĩa là cử nhân thực hành theo định hướng ứng dụng chứ không phải cử nhân nghiên cứu. 
Tại Trường Đại học Đại Nam, Khoa
Thương mại điện tử & Kỹ thuật số đi theo chương trình đào tạo và phương pháp hoàn toàn mới mẻ, cập nhật. Các học phần về cơ bản là các chức danh nghề nghiệp, công việc thực tế tại doanh nghiệp, chương trình đào tạo được áp dụng sau khi khảo sát ý kiến từ người học, doanh nghiệp và các chuyên gia chuyên ngành về thương mại điện tử, tất cả đều cho thấy sự khả quan và hướng đến giúp người học có sự lựa chọn đúng đắn khi làm việc và phát triển bản thân.
 
Đào tạo theo định hướng ứng dụng giữa trên lớp và thực chiến tại doanh nghiệp đang được các cơ sở đào tạo ngành TMĐT đẩy mạnh (Ảnh minh họa).

Đào tạo ngành Thương mại điện tử theo định hướng ứng dụng
Tại Hội thảo “Đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học 2022: Mạng lưới mới, sức mạnh mới” được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức đầu tháng 9, TS. Nguyễn Đức Tài đã chia sẻ mô hình đổi mới phương pháp đào tạo đang được áp dụng tại Khoa
Thương mại điện tử & Kỹ thuật số của Trường Đại học Đại Nam trong đó có mô hình “đào tạo ngược”, nghĩa là tiếp cận từ xa tới gần hay nói cách khác từ năm 4 xuống năm nhất. Ngay từ năm nhất đại học, người học đã được tiếp cận những vấn đề liên quan đến thương mại điện tử và học những học phần tổng quan về ngành học và học phần chuyên ngành của năm 4.
Phương pháp truyền thống chuyên đào tạo những môn đại cương khi người học bước vào giảng đường thì đối với ngành
thương mại điện tử, người học sẽ học kết hợp và vẫn đảm bảo được số tín chỉ trong một kỳ, một năm làm cơ sở để người học tiếp cận ngành sớm nhất, có định hướng cho bản thân, phát hiện tố chất của bản thân đối với ngành học, đồng thời tạo điều kiện giúp sinh viên trang bị kỹ năng thực hành, ứng dụng, thực chiến để có nghề, có thể làm các công việc online, partime để có thu nhập tri trả cho việc học hành và chi phí sinh hoạt của sinh viên.
Trong phương pháp đào tạo nguồn nhân sự cho ngành
thương mại điện tử theo định hướng ứng dụng, trong 3 tín chỉ của từng môn học sẽ chia thành ra 1 tín chỉ lý thuyết, 1 tín chỉ thực hành và 1 tín chỉ thực tập, thực chiến tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoặc có liên quan đến thương mại điện tử
Sở dĩ đào tạo theo phương pháp có 1 tín chỉ thực chiến nhằm mục đích cho người học sớm được tiếp xúc với thực tế “học đi đôi với hành”. Bên cạnh đó, với số tín chỉ này, các doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm chuẩn đầu ra đối với số tín chỉ đó. Các chủ doanh nghiệp sẽ chấm điểm và đào tạo người học tại doanh nghiệp của mình tất cả những vấn đề có liên quan đến học phần thương mại điện tử đang được học. Người học có nghĩa vụ đến các doanh nghiệp để học tập và hoàn thiện yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra - một trong những điều kiện tiên quyết hoàn thành học phần. Đây được xem là yếu tố quan trọng góp phần chuẩn kỹ năng
đầu ra cho người học. Kỹ năng này sẽ được thu nạp từ thực tế thực hành, thực chiến, làm việc tại doanh nghiệp.
 
Lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Khoa Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam và Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương đã cho thấy sự quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự cho ngành thương mại điện tử hiện nay.

Phương pháp đào tạo ngành thương mại điện tử cần gắn với xu thế chuyển đổi số trong nền kinh tế số của đất nước
Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra xu hướng chuyển đổi số, mang lại khả năng bứt phá cho nền kinh tế tại Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Nhiều công nghệ đột phá dựa trên nền tảng số hóa, tích hợp với các công nghệ thông minh tự động hóa kinh doanh. Nổi bật là kinh tế số với trí tuệ nhân tạo, tiền kỹ thuật số, tài sản ảo, kinh tế truyền thông số… với những chuyển biến lớn, trong đó, thương mại điện tử được xem là mũi nhọn và trụ cột của nền kinh tế số.
 
Các cơ sở đào tạo ngành thương mại điện tử đã và đang định hướng tới sinh viên, học viên các hình thức trong vận hành thương mại điện tử.

Với tư duy đào tạo theo phương pháp này, các trường đại học đang đào tạo ngành thương mại điện tử sẽ giúp người học không chỉ nhận ra sự phát triển của thương mại điện tử và còn có hướng phát triển nó dựa trên không gian kinh tế số, chuyển đổi số, từ đó phát huy sự sáng tạo cũng như sự đổi mới về ngành học.
Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành thương mại điện tử ở nhiều lĩnh vực đang ngày càng tăng cao, đi kèm với đó là đòi hỏi trình độ của người làm về mảng này. Việc các trường đại học phối hợp, ký kết hợp tác với các cơ quan nhà nước liên quan đến thương mại điện tử, các doanh nghiệp hay các sàn thương mại điện tử hiện nay tạo ra một sân chơi giúp cho người trẻ phát huy được mạnh mẽ tính sáng tạo cũng như tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ, góp phần chuẩn đầu ra nhân lực thương mại điện tử chuyên nghiệp, bám sát thực tế, người học sớm được thực chiến tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất cho tới khi tốt nghiệp đi làm./.
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

​CHG - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều quốc gia và khu vực kinh tế, trong đó có những cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái, nên việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Tỉnh Quảng Bình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế

CHG - Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, kinh tế biển của địa phương vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hiệu quả, do đó, trong thời gian tới, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế biển.

Xem chi tiết
Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ở thành phố Cần Thơ hiện nay

​CHG - Thời gian qua, Đảng bộ thành phố Cần Thơ luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên nói riêng và trong học sinh, sinh viên và trong doanh nghiệp ngoài nhà nước nói chung. Theo đó, đội ngũ đảng viên trong học sinh, sinh viên và trong doanh nghiệp ngoài nhà nước có sự phát triển quan trọng, góp phần tăng cường, bổ sung đội ngũ cán bộ, đảng viên cho thành phố, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Xem chi tiết
Pháp luật về đốt rác phát điện ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Đề tài Pháp luật về đốt rác phát điện ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp do Phan Thị Mỹ Hạnh - Phạm Thị Thu Hằng - Nguyễn Thị Hoài (Sinh viên Khóa 46 - Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ và ý nghĩa hiện nay

Đề tài Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ và ý nghĩa hiện nay do TS. Nguyễn Thị Thu Hà (Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm) - ThS. Nguyễn Đức Bình (Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn, Phú Thọ) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3