Bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất


(CHG) Tuần tới, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trước đó, tại phiên thảo luận tổ, một trong những băn khoăn của không ít đại biểu đó là quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Phiên thảo luận tại tổ 1 - Đoàn ĐBQH Hà Nội góp ý vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ngày 3/11.

Thu hồi đất là một trong những chế định được nhiều người rất quan tâm. Quyết định thu hồi đất không tuân thủ đúng pháp luật, đền bù không thỏa đáng sẽ dẫn đến nguy cơ gây bất ổn xã hội bởi những vụ khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai cần phải tháo gỡ được điểm nghẽn này để bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Thực tế, có trường hợp người dân vùng tái định cư khi bị thu hồi đất để làm dự án rơi vào tình trạng thiếu đất canh tác, sản xuất, người dân mất việc làm. Đây là nguyên do dễ phát sinh khiếu kiện. Đó là chưa kể cuộc sống của họ bị đảo lộn bởi xự xáo trộn đời sống văn hóa giữa nơi ở mới và nơi cũ. Việc bồi thường chưa bảo đảm được sinh kế lâu dài cho người bị thu hồi đất. Dường như chúng ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đến tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi trong độ tuổi lao động. Bài học về thu hồi đất để phát triển thủy điện trước đây là ví dụ về cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở”.

Bảo đảm quyền lợi của người thu hồi đất là một trong những yêu cầu được nêu rõ trong Nghị quyết 18-NQ/TW. Nghị quyết nêu rõ, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, khoản 2 Điều 97 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Đây là một quy định rất nhân văn khi đặt quyền lợi của người bị thu hồi đất lên trên hết.

Bảo đảm quyền lợi, tạo sinh kế bền vững cho người có đất thu hồi, bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ cũng chính là góp phần giảm khiếu nại, khiếu kiện về đất đai. Do đó, để việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, có thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ thì dự thảo Luật cần định lượng cụ thể hơn, có quy định hướng dẫn chi tiết, tiêu chí cụ thể. Điều này bảo đảm tính khả thi khi thực hiện, vừa bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, vừa tránh trường hợp người dân không chấp nhận phương án bồi thường do quy định không rõ ràng.
Cùng với đó, trong hỗ trợ tái định cư cần giao việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở khu tái định cư cho một cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể. Ngoài ra, cần xác định giá trị đền bù đầy đủ các thiệt hại của người dân thuộc diện tái định cư để giúp cho người dân ổn định, yên tâm sinh sống tại nơi ở mới. Đồng thời, cần có cơ chế và phân công trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thi hành để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả khi triển khai quy định này trên thực tế.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/chinh-sach-va-cuoc-song/bao-dam-quyen-loi-cua-nguoi-bi-thu-hoi-dat-i307164/

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3